Công Nghệ Mạng Không Dây [ WIFI ]

Đây là một trong những môn học cũng rất là thú vị về Wifi. Bạn sẽ nắm bắt được Công Nghệ Mạng Không Dây tối ưu nhất, và biết cách thực hiện những thủ thuật nhỏ về wifi cho bạn ở nhà hay ở công ty, hay ngay cả trên một khu vực vui chơi giải trí nào đó. Tuy nhiên, học hành là một chuyện và áp dụng ra thực tế, thì Tâm Gà đoán bạn sẽ làm sai bét nhè cho mà xem. Đảm bảo với bạn khác xa so với thực tế nhé, hãy tập thực hành ở ngay chính mạng ADSL hay Cáp Quang nhà mình từ bây giờ, để biết còn cấu hình và khởi tạo dữ liệu wifi ra sao và như thế nào nữa nhé !!!

Công Nghệ Mạng Không Dây [ WIFI ]

Môn này , thuộc Học Kỳ 3 của trường Cao Đẳng Nghề TPHCM mà Tâm Gà đã được học. Đây là toàn bộ tài liệu mà Tâm Gà đã có, nay sẽ share hết cho các bạn trong phần Công Nghệ Mạng Không Dây này nhé. Chúc các bạn học tập thật vui vẻ nhé và thành công rực rỡ trong kỳ thi kết thúc môn thực hành Wifi này nữa nghe.


CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG DÂY

*** Câu 1 : WireLan [ Wireless Local Area Network ] là gì ? 


Là một loại mạng máy tính nhưng việc kết nối giữa các thành phần trong mạng không sử dụng các loại cáp như một mạng thông thường , môi trường truyền thông của các thành phần trong mạng là không khí. Các thành phần trong mạng sử dụng sóng điện từ để truyền mạng với nhau.

------ Lịch sữ ra đời của mạng WLAN :

Năm 1985, Ủy ban Liên lạc Liên bang Mỹ FCC (tiếng Anh: Federal Communications Commission) quyết định "mở cửa" một số băng tần của giải sóng không dây, cho phép sử dụng chúng mà không cần giấy phép của chính phủ.

Các giải sóng này, gọi là các "băng tần rác" (900 MHz, 2.4 GHz, 5.8 GHz), được phân bổ cho các thiết bị sử dụng vào các mục đích ngoài liên lạc, chẳng hạn như lò vi sóng sử dụng các sóng vô tuyến để đun nóng thức ăn. FCC đã đưa các băng tần này vào phục vụ mục đích liên lạc dựa trên cơ sở: bất cứ thiết bị nào sử dụng những dải sóng đó đều phải đi vòng để tránh ảnh hưởng của việc truy cập từ các thiết bị khác. Điều này được thực hiện bằng công nghệ gọi là phổ rộng (vốn được phát triển cho quân đội Mỹ sử dụng), có khả năng phát tín hiệu vô tuyến qua một vùng nhiều tần số, khác với phương pháp truyền thống là truyền trên một tần số đơn lẻ được xác định rõ.

Trước đó, các nhà cung cấp thiết bị không dây dùng cho mạng cục bộ LAN (tiếng Anh: Local Area Network) như Proxim và Symbol ở Mỹ đều phát triển những thiết sản phẩm độc quyền, tức là thiết bị của hãng này không thể giao tiếp được với của hãng khác. Nhờ sự thành công của mạng hữu tuyến Ethernet, một số công ty bắt đầu nhận ra rằng việc xác lập một chuẩn không dây chung là rất quan trọng. Vì người tiêu dùng khi đó sẽ dễ dàng chấp nhận công nghệ mới nếu họ không còn bị bó hẹp trong sản phẩm và dịch vụ của một hãng cụ thể.

Năm 1988, công ty NCR, vì muốn sử dụng dải tần "rác" để liên thông các máy rút tiền qua kết nối không dây, đã yêu cầu một kỹ sư của họ có tên Victor Hayes tìm hiểu việc thiết lập chuẩn chung. Ông này cùng với chuyên gia Bruce Tuch của Trung tâm nghiên cứu Bell Labs đã tiếp cận với Tổ chức IEEE, nơi mà một tiểu ban có tên 802.3 đã xác lập ra chuẩn mạng cục bộ Ethernet phổ biến hiện nay. Một tiểu ban mới có tên 802.11 đã ra đời và quá trình thương lượng hợp nhất các chuẩn bắt đầu.

Năm 1997, tiểu ban này đã phê chuẩn một bộ tiêu chí cơ bản, cho phép mức truyền dữ liệu 2Mbps, sử dụng một trong 2 công nghệ dải tần rộng là frequency hopping (tránh nhiễu bằng cách chuyển đổi liên tục giữa các tần số radio) hoặc direct-sequence transmission (phát tín hiệu trên một dải gồm nhiều tần số).

Chuẩn mới chính thức được ban hành năm 1997 và các kỹ sư ngay lập tức bắt đầu nghiên cứu một thiết bị mẫu tương thích với nó. Sau đó có 2 phiên bản chuẩn, 802.11b (hoạt động trên băng tần 2,4 GHz) và 802.11a (hoạt động trên băng tần 5,8 GHz), lần lượt được phê duyệt tháng 12 năm 1999 và tháng 1 năm 2000. Sau khi có chuẩn 802.11b, các công ty bắt đầu phát triển những thiết bị tương thích với nó. Tuy nhiên, bộ tiêu chí này quá dài và phức tạp với 400 trang tài liệu và chuyện tương thích vẫn còn là vấn đề. Vì thế, vào tháng 8 năm 1999, có 6 công ty bao gồm Intersil, 3Com, Nokia, Aironet (về sau được Cisco sáp nhập), Symbol và Lucent liên kết với nhau để tạo ra Liên minh tương thích Ethernet không dây WECA (tếng Anh: Wireless Ethernet Compatibility Alliance). Mục tiêu của tổ chức này là xác nhận thiết bị không dây của những nhà cung cấp phải tương thích thực sự với nhau, đơn giản hóa những tiêu chí của IEEE 802.

*** Câu 2 : Các loại mạng WireLess ?


Mạng Wireless được phân chia thành 4 nhóm: Wireless Wide Area Network (WWAN), Wireless Local-Area Network (WLAN), Wireless Personal Area Network (WPAN), Wireless Metropolitan Area Network (WMAN).

- WLAN - Mạng cục bộ (Local Area Network- LAN) : Nổi bật là công nghệ Wifi với nhiều chuẩn mở rộng khác nhau thuộc gia đình 802.11 (a,b,g,h,i...). Với tốc độ truyền 2-54+Mbps, tầm phủ sóng trung bình.Ứng dụng trong mạng Enterprise Networks. Các hệ thống mạng cục bộ thường có băng thông lớn, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và chi phí triền khai thấp. Được triển khai trong phạm vi hẹp.(ví dụ như trong phạm vi bán kính 500m), thường được sử dụng trong nội bộ một công ty, doanh nghiệp, trường học hay một phòng thí nghiệm...

- WWAN - Mạng diện rộng (Wide Area Network- WAN) : Hay còn được biết đến với tên gọi mạng tế bào. Sử dụng các công nghệ như: GSM, GPRS, UMTS,CDMA2000, HSDPA, LTE, WIMAX... Tốc độ 10-384Mbps, tầm phủ sóng xa.Ứng dụng trong PDAs, Mobile phone,cellular.Hệ thống triển khai trên phạm vi rộng.Ví dụ như giữa các thành phố, các tiểu bang, hay giữa các quốc gia trong khu vực hay trên toàn thế giới.

- WMAN - Mạng trung tâm (Metropolitan Area Network) : Sử dụng chuẩn 802.11 MMDS, LMDS.Tốc độ truyền +22Mbps, tầm phủ sóng khá xa.Ứng dụng trong Fixed,Last mile access Thường được triển khai trong phạm vi rộng hơn mạng cục bộ. Ví dụ trong một thành phố, giữa các trường Đại học, giữa các Viện nghiên cứu, hoặc giữa các chi nhánh của một công ty...

- WPAN - Mạng cá nhân (Wireless Personnal Area Network) : là mạng được tạo bởi sự kết nối vô tuyến trong tầm ngắn (khoảng vài mét) giữa các thiết bị ngoại vi như tai nghe, đồng hồ, máy in, bàn phím, chuột, khóa USB...với máy tính cá nhân, điện thoại di động ....Với tốc độ trên 1Mbps,tầm phủ sóng ngắn.Ứng dụng trong Peer - to- Peer, Device – to- Device. Sự kết nối vô tuyến trong mạng WPAN có thể dùng các công nghệ như Bluetooth, Wibree, UWB...Đây là mô hình mạng khá phổ biến trong hệ thống mạng không dây.

*** Câu 3 : Ưu điểm của mạng WLan ?


Chúng ta biết rằng mạng LAN có dây truyền thống có các ưu điểm như tính bảo mật cao,tốc độ nhanh (đặc biệt nếu dùng cáp quang)… ,nhưng tại những nơi không thể triển khai được và yêu cầu tính linh động thì LAN có dây không đáp ứng được. Mặt khác với sự cải tiến công nghệ và sự hoàn thiện của các chuẩn ,Wireless LAN ngày càng có nhiều ưu điểm:

- Tiết kiệm được chi phí thiết lập các đường mạng trong tòa nhà và chi phí bảo dưỡng

- Tiết kiệm được thời gian

- Mạng WLAN sử dụng sóng hồng ngoại (Infrared Light) và sóng Radio (Radio Frequency) : để truyền nhận dữ liệu thay vì dùng Twist-Pair và Fiber Optic Cable. Thông thường thì sóng Radio được dung phổ biến hơn vì nó truyền xa hơn, lâu hơn, rộng hơn, băng thông cao hơn.

- Khả năng mở rộng và quản lý cao : do đặc tính dễ bổ sung các điểm truy cập trên mạng mà không mất thêm chi phí đi dây hay đi lại dây thông thường. Mạng không dây đặc biệt thuận tiện đối với những địa điểm khó đi dây. Kết nối không dây luôn luôn sẵn sàng, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ không gặp phải trường hợp bị mất, đứt hay hỏng dây dịch vụ của mình.

- Tính linh động : Những người dùng máy laptop đã có thể di chuyển khắp nơi trong khu làm việc, dễ dàng kết nối với tài nguyên của hệ thống hữu tuyến. Các nhân viên có thể truy cập vào mạng LAN của công ty từ sân bay hoặc khách sạn khi đi công tác…Mạng WLAN tạo ra sự thoải mái trong việc truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị có hỗ trợ mà không có sự ràng buột về khoảng cách và không gian như mạng có dây thông thường. Người dùng mạng Wireless có thể kết nối vào mạng trong khi di chuyển bất cứ nơi nào trong phạm vi phủ sóng của thiết bị tập trung (Access Point)

- Công nghệ Wireless bao gồm các thiết bị và hệ thống phức tạp : như hệ thống WLAN, điện thoại di động (Mobile Phone) cho đến các thiết bị đơn giản như tay nghe không dây, microphone không dây và nhiều thiết bị khác có khả năng truyền nhận và lưu trữ thông tin từ mạng. Ngoài ra cũng bao gồm cả những thiết bị hỗ trợ hồng ngoại như Remote, điện thoại … truyền dữ liệu trực diện giữa 2 thiết bị.

- Triển khai : Việc thiết lập hệ thống mạng không dây ban đầu chỉ cần ít nhất 1 access point. Với mạng dùng cáp, phải tốn thêm chi phí và có thể gặp khó khăn trong việc triển khai hệ thống cáp ở nhiều nơi trong tòa nhà.

- Khả năng mở rộng : Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì khi gia tăng số lượng người dùng. Với hệ thống mạng dùng cáp cần phải gắn thêm cáp.

- Tính dễ dàng kết nối và thuận tiện : trong sử dụng đã làm cho mạng Wireless nhanh chóng ngày càng phổ biến trong cuộc sống chúng ta, hổ trợ tích cực trong công việc của chúng ta.

*** Câu 4 : Các chuẩn trong mạng WLan ?


Gồm có hai chuẩn như sau :
• IEEE 802.11 standard
• Bluetooth

------ 4.1. Chuẩn 802.11 Standard

Mạng WLANs hoạt động dựa trên chuẩn 802.11 (802.11 được phát triển từ năm 1997 bởi nhóm Institute of Electrical and Electronics Engineers), chuẩn này được xem là chuẩn dùng cho các thiết bị di động có hỗ trợ Wireless, phục vụ cho các thiết bị có phạm vi hoạt động tầm trung bình. Cho đến hiện tại IEEE 802.11 gồm có 4 chuẩn trong họ 802.11 và 1 chuẩn đang thử nghiệm:

802.11 - là chuẩn IEEE gốc của mạng không dây (hoạt động ở tầng số 2.4GHz, tốc độ 1 Mbps – 2Mbps)

802.11b - (phát triển vào năm 1999, hoạt động ở tầng số 2.4-2.48GHz, tốc độ từ 1Mpbs - 11Mbps)

802.11a - (phát triển vào năm 1999, hoạt động ở tầng số 5GHz – 6GHz, tốc độ 54Mbps)

802.11g - (một chuẩn tương tự như chuẫn b nhưng có tốc độ cao hơn từ 20Mbps - 54Mbps, hiện đang phổ biến nhất)

802.11e - là 1 chuẩn đang thử nghiệm: đây chỉ mới là phiên bản thử nghiệm cung cấp đặc tính QoS (Quality of Service) và hỗ trợ Multimedia cho gia đình và doanh nghiệp có môi trường mạng không dây.

Thực tế còn một vài chuẩn khác thuộc họ 802.11 là: 802.11F, IEEE 802.11h, IEEE 802.11j, IEEE 802.11d, IEEE 802.11s. Mỗi chuẫn được bổ sung nhiều tính năng khác nhau. Trên thực tế thì chuẩn IEEE 802.11b có trước chuẩn IEEE 802.11a

------ 4.1.1. Chuẩn Original IEEE 802.11 LAN Standard

Chuẩn IEEE 802.11 hoạt động 2.4GHz với tốc độ là 1Mpbs hoặc 2Mpbs. Trong một mạng WLAN thông thường, các Client sẽ kết hợp với một AP cố định mà trong nhiều mô hình lắp đặt mạng thì AP sẽ là cầu nối với mạng có dây thông thường (Wired network). Sự kết hợp này đôi khi được gọi là Basic Service Set (BSS) – chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về BSS trong phần sau.

------ 4.1.2. Chuẩn IEEE 802.11b

Như đã chú ý thì chuẩn b ra đời trước chuẩn a và được phát triển vào năm 1999. IEEE 801.11b hoạt động ở tầng số 2.4GHz và tốc độ tăng dần 1Mpbs, 2Mpbs, 5,5Mpbs và 11Mpbs. Tốc độ này sẽ giảm dần khi người dung càng di chuyển xa so với AP. Trước đây chuẩn IEEE 802.11b rất phổ biến và được triển khai rất nhiều trong các doanh nghiệp, hộ gia đình và các văn phòng nhỏ (small office home office - SOHO)

- Ưu điểm của 802.11b – giá thành thấp nhất; phạm vi tín hiệu tốt và không dễ bị cản trở.

- Nhược điểm của 802.11b – tốc độ tối đa thấp nhất; các ứng dụng gia đình có thể xuyên nhiễu.

------ 4.1.3. Chuẩn IEEE 802.11a

Chuẩn 802.11a hoạt động ở tầng số 5GHz – 6GHz và đạt được tốc độ cao là 54Mpbs (cho dù các công nghệ hiện tại truyền ở tốc độ 6Mpbs, 12Mpbs, 24Mpbs). Hoạt động ở tầng số 5GHz, tầng số này trùng với tầng số hoạt động của một vài thiết bị khác như: các thiết bị sử dụng công nghệ Bluetooth, vi sóng (microware), điện thoại mẹ bồng con (cordless phone). Chính vì vậy cần tránh lắp đặt AP cạnh các thiết bị này để tránh tình trạng bị nhiễu sóng.

Chuẩn này còn hỗ trợ đồng thời 64 Client và bao gồm cả các chức năng bảo mật 64bit , 128bit và 152bit WEP mã hóa và lọc địa chỉ MAC. Tuy đạt được tốc độ cao nhưng hầu hết các doanh nghiệp và người dùng cảm thấy không tin tưởng đối với chuẩn IEEE 802.11a như chuẩn IEEE 802.11b trước đó. Vì vậy họ vẫn tiếp tục sử dụng và triển khai mới chuẩn IEEE 802.11b. Một vấn đề khác nữa của chuẩn IEEE 802.11a đó là không tương thích với những hệ thống có sẵn sử dụng chuẩn IEEE 802.11b.

- Ưu điểm của 802.11a – tốc độ cao; tần số 5Ghz tránh được sự xuyên nhiễu từ các thiết bị khác.

- Nhược điểm của 802.11a – giá thành đắt; phạm vi hẹp và dễ bị che khuất.

------ 4.1.4. Chuẩn IEEE 802.11g

Một chuẩn mới được đưa ra đó là IEEE 802.11g, với tốc độ truyền từ 20Mpbs – 54Mpbs. Tương tự như chuẩn IEEE 802.11b, chuẩn IEEE 802.11g hoạt động ở tầng số 2.4GHz cho nên có thể tương thích với hệ thống theo chuẩn IEEE 802.11b., đây là một đặc điểm thuận lợi hơn chuẩn IEE 802.11a. Chuẩn IEEE 802.11g hiện tại được sử dụng rất phổ biến ở mọi nơi. Vì tính ổn định và hỗ trợ khả năng bảo mật cao.

- Ưu điểm của 802.11g – tốc độ cao; phạm vi tín hiệu tốt và ít bị che khuất.

- Nhược điểm của 802.11g – giá thành đắt hơn 802.11b; các thiết bị có thể bị xuyên nhiễu từ nhiều thiết bị khác sử dụng cùng băng tần

------ 4.1.5. Chuẩn IEEE 802.11e

Là chuẩn mới nhất của họ IEEE 802.11, nhưng vẫn trong thời gian thử nghiệm. Chuẩn này sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để triển khai ở những khu vực lớn như các doanh nghiệp lớn, nhà hàng, khách sạn và sân bay. Không như những chuẩn khác, đây là chuẩn đầu tiên được phát minh nhằm để mở rộng môi trường mạng không dây cho từng hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.

Chuẩn IEEE 802.11e cũng có tính năng QoS (Quality of Service) và hổ trợ Multimedia cho hệ thống mạng theo chuẩn IEEE 802.11b và IEEE 802.11a, trong khi vẫn duy trì khả năng tương thích với những chuẩn trước đó. QoS và hổ trợ Multimedia thực chất là cung cấp những dịch vụ cho khách hang tại nhà như Video-on-demand, Audio-on-demand, Voice over IP (VoIP), Internet tốc độ cao, v.v…

• Chuẩn 802.11g tương thích với chuẩn 802.11b, không tương thích với chuẩn 802.11a.
• Nếu chuẩn 802.11g hoạt động trong mạng có chuẩn 802.11b thì sẽ hoạt động với tốc độ theo chuẩn 802.11b (11Mbps)

------ 4.2. Bluetooth

Bluetooth là một giao thức hàng ngang đơn giản dùng để kết nối những thiết bị di động như Mobile Phone, Laptop, Handheld computer, Digital Camera, Printer, v.v… để truyền tải thông tin với nhau. Bluetooth sử dụng chuẩn IEEE 802.15 với tầng số 2.4GHz – 2.5GHz, tương tự như chuẩn IEEE 802.11 và IEEE 802.11b .

Bluetooth cho phép các thiết bị di động tránh được tình trạng nhiễu sóng từ những tín hiệu khác nhau bằng cách chuyển sang một tầng số mới sau khi đã truyền hoặc nhận một gói dữ liệu. Bluetooth là công nghệ tiêu thụ năng lượng thấp với khoảng cách truyền lên đến 30feet (~ 10m) với tốc độ khoảng 1Mpbs, khoảng cách này có thể tăng lên 300feet (~100m) nếu tăng nguồn lên 100mW. Một mạng Bluetooth chỉ có khả năng hổ trợ cho 8 thiết bị trong cùng thời gian.

Bluetooth là công nghệ được thế kế nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng việc kết nối các thiết bị di động và cũng là giải pháp tạo mạng WPAN (nêu trong phần Wireless Network Types), có thể thực hiện trong môi trường nhiều tầng số khác nhau. Mỗi một thiết bị trên mạng Bluetooth có thế là thiết bị chính hoặc phụ. Thiết bị chính thì có chức năng tạo ra sự kết nối trong mạng, thiết bị phụ thì gửi tín hiệu trả lời cho thiết bị chính.

Một mạng Bluetooth có thể có đến 7 máy phụ với 1 máy chính. Tất cả các máy phụ chỉ giao tiếp với máy chủ, vì vậy mọi giao tiếp giữa các máy phụ phải thông qua máy chính. Hầu hết các thiết bị Bluetooth đều phát ra một năng lượng phóng xạ đẳng hướng (EIRP – effective isotropic radiated power).

*** Câu 5 : Các kỹ thuật truyền tín hiệu trong WLan ?


Bao gồm các kỹ thuật sau :

--------- 5.1 Kỹ thuật điều chế

Kỹ thuật điều chế số SHIFT KEYING. Hiện nay, có rất nhiều phương thức thực hiện điều chế số Shif Keying như: ASK, FSK, PSK,... Quá trình điều chế thực hiện bởi khóa chuyển (keying) giữa hai trạng thái (states), một cách lý thuyết thì một trạng thái sẽ là 0 và trạng thái còn lại là 1 (Lưu ý: chuỗi 0/1 trước khi điều chế là chuỗi số đã được mã hóa bằng các phương pháp mã hóa đường truyền như NRZI)

• PSK/Binary PSK (Phase Shift Keying - Khoá chuyển dịch pha): Đây là phương pháp thông dụng nhất, tín hiệu sóng mang được điều chế dựa vào chuỗi dữ liệu nhị phân, tín hiệu điều chế có biên độ không đổi và biến đổi giữa hai trạng thái pha giữa 00 và 1800, mỗi trạng thái của tín hiệu điều chế ta gọi là symbol.

• QPSK (Quardrature Phase Shift Keying): Ở phương pháp BPSK, mỗi symbol biển diễn cho một bit nhị phân. Nếu mỗi symbol này biểu diễn nhiều hơn 1 bit, thì sẽ đạt được một tốc độ bit lớn hơn. Với QPSKsẽ gấp đôi số data throughput của PSK với cùng một băng thông bằng cách mỗi symbol mang 2 bits. Như vậy trạng thái phase của tín hiệu điều chế sẽ chuyển đổi giữa các giá trị -900, 00, 900 và 1800.

• CCK (Complementary Code Keying): CCK là một là một kỹ thuật điều chế phát triển từ điều chế QPSK, nhưng tốc độ bit đạt đến 11Mbps với cùng một băng thông (hay dạng sóng) như QPSK. Đây là một kỹ thuật điều chế rất phù hợp cho các ứng dụng băng rộng.

Theo chuẩn IEEE802.11b, điều chế CCK dùng chuỗi số giả ngẫu nhiên complementary spreading code có chiều dài mã là 8 và tốc độ chipping rate là 11Mchip/s. 8 complex chips sẽ kết hợp tạo thành một symbol đơn (như trong QPSK – 4 symbol). Khi tốc độ symbol là 1,375MSymbol/s thì tốc độ dữ liệu sẽ đạt được 1,375x8=11Mbps với cùng băng thông xấp xỉ như điều chế QPSK tốc độ 2Mbps.

--------- 5.2 Kỹ thuật điều chế song công (DUPLEX SCHEME)

Trong các hệ thống điểm-đa điểm, hiện nay tồn tại hai kỹ thuật song công (hoạt động ở cả chiều xuống - downstream và chiều lên - upstream) đó là:

- Phân chia theo tần số (Frequency Division Duplexing - FDD): Kỹ thuật này cho phép chia tần số sử dụng ra làm hai kênh riêng biệt: một kênh cho chiều xuống và một kênh cho chiều lên.

- Phân chia theo thời gian (Time Division Duplexing - TDD): Kỹ thuật này mới hơn, cho phép lưu lượng lưu thông theo cả hai chiều trong cùng một kênh, nhưng tại các khe thời gian khác nhau.

Việc lựa chọn áp dụng kỹ thuật FDD hay TDD, phụ thuộc chủ yếu vào mục đích sử dụng chính của hệ thống: các ứng dụng đối xứng (thoại - voice) hay không đối xứng (dữ liệu - data). Kỹ thuật FDD sử dụng băng thông tỏ ra không hiệu quả đối với các ứng dụng dữ liệu. Trong hệ thống sử dụng kỹ thuật FDD, băng thông cho mỗi chiều được•được phân chia một cách cố định. Do đó, nếu lưu lượng chỉ lưu thông theo chiều xuống (downstream), ví dụ như khi xem các trang Web, thì băng thông của chiều lên (upstream) không được sử dụng. Điều này lại không xảy ra khi hệ thống được sử dụng cho các ứng dụng thoại: Hai bên nói chuyện thường nói nhiều như nghe, do đó băng thông của hai chiều lên, xuống được sử dụng xấp xỉ như nhau. Đối với các ứng dụng truyền dữ liệu tốc độ cao hoặc ứng dụng hình ảnh thì chỉ có băng thông chiều xuống được sử dụng, còn chiều lên gần như không được sử dụng.

Đối với kỹ thuật TDD, số lượng khe thời gian cho mỗi chiều thay đổi một cách linh hoạt và thường xuyên. Khi lưu lượng chiều lên nhiều, số lượng khe thời gian dành cho chiều lên sẽ được tăng lên, và ngược lại. Với sự giám sát số lượng khe thời gian cho mỗi chiều, hệ thống sử dụng kỹ thuật TDD hỗ trợ cho sự bùng nổ thông lượng truyền dẫn đối với cả hai chiều. Nếu một trang Web lớn đang được tải xuống thì các khe thời gian của chiều lên sẽ được chuyển sang cấp phát cho chiều xuống.

Nhược điểm chủ yếu của kỹ thuật TDD là việc thay đổi chiều của lưu lượng tốn nhiều thời gian, việc cấp phát khe thời gian là một vấn đề rất phức tạp cho các hệ thống phần mềm. Hơn nữa, kỹ thuật TDD yêu cầu sự chính xác cao về thời gian. Tất các máy trạm trong khu vực của một hệ thống sử dụng kỹ thuật TDD cần có một điểm thời gian tham chiếu để có thể xác được định chính xác các khe thời gian. Chính điều này làm giới hạn phạm vi địa lý bao phủ đối với các hệ thống điểm-đa điểm.

--------- 5.3 Kỹ thuật truy nhập

FDMA (Frequency Division Multiple Access) - đa truy nhập phân chia theo tần số. Phổ tần dùng cho thông tin liên lạc được chia thành 2N dải tần số kế tiếp, cách nhau bởi một dải tần phòng vệ. Mỗi dải tần số được gán cho một kênh liên lạc, N dải dành cho liên lạc hướng lên, sau một dải tần phân cách là N dải tần dành cho liên lạc hướng xuống. Mỗi CPE được cấp phát một đôi kênh liên lạc trong suốt thời gian kết nối, nhiễu giao thoa xảy ra ở đây là rất đáng kể.

TDMA (Time Division Multiple Access) - đa truy nhập phân chia theo thời gian. Phổ tần số được chia thành các dải tần liên lạc, mỗi dải tần này được dùng chung cho N kênh liên lạc. Mỗi kênh liên lạc là một khe thời gian trong chu kỳ một khung. Liên lạc được thực hiện song công theo mỗi hướng thuộc các dải tần liên lạc khác nhau, điều này sẽ làm giảm nhiễu giao thoa một cách đáng kể.

CDMA (Code Divison Multiple Access) - đa truy nhập phân chia theo mã. Mỗi CPE được gán một mã riêng biệt, với kỹ thuật trải phổ tín hiệu giúp cho các CPE không gây nhiễu lẫn nhau trong điều kiện đồng thời dùng chung một dải tần số. Dải tần số tín hiệu có thể rộng tới hàng chục Mhz. Sử dụng kỹ thuật trải phổ phức tạp cho phép tín hiệu vô tuyến sử dụng có cường độ trường rất nhỏ và chống pha đinh hiệu quả hơn FDMA, TDMA. Bên cạnh đó việc các CPE trong cùng một trạm gốc sử dụng chung dải tần số sẽ giúp cho cấu trúc hệ thống truyền dẫn thu phát vô tuyến trở nên rất đơn giản.

--------- 5.4 Kỹ thuật vô tuyến

5.4.1 Viba truyền thống

Trong kỹ thuật vi ba truyền thống mỗi CPE sẽ được cung cấp một hoặc một cặp tần số băng hẹp để hoạt động. Dải tần băng hẹp này được dành vĩnh viễn cho thuê bao đăng ký, mọi tín hiệu của các CPE khác lọt vào trong dải tần này được coi là nhiễu và làm ảnh hưởng đến hoạt động của kênh. Việc cấp phát tần số như trên làm hạn chế số người sử dụng kênh vô tuyến vì tài nguyên vô tuyến là có hạn. Và vì là dải tần băng hẹp nên đương nhiên sẽ dẫn đến sự hạn chế về tốc độ của kênh truyền dẫn. Do đó viba truyền thống tỏ ra chỉ thích hợp cho các ứng dụng thoại và dữ liệu tốc độ thấp.

5.4.2 Kỹ thuật trải phổ

Khi tài nguyên vô tuyến ngày càng trở nên cạn kiệt, người ta bắt đầu phải áp dụng kỹ thuật trải phổ nhằm nâng cao hiệu năng sử dụng tần số. Có hai kỹ thuật trải phổ thông dụng nhất hiện nay là FHSS và DSSS. Băng thông cho mỗi CPE sẽ không còn là một dải hẹp mà sẽ là toàn bộ băng tần số, việc xác định CPE thông qua một mã code của mỗi CPE - mã giả ngẫu nhiên (PN sequence).

5.4.3 FHSS (Frequency Hopping Spread Spectrum)

Tín hiệu dữ liệu được truyền trên một dải tần rộng bằng kỹ thuật truyền tín hiệu trên những tần số sóng mang khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Khoảng cách giữa các tần số sóng mang FHSS được qui định trước, băng thông cho mỗi kênh khoảng 1Mhz, trật tự nhảy tần được xác định bằng một hàm giả ngẫu nhiên. FCC yêu cầu băng thông phải được chia ít nhất thành 75 kênh (subchannel). FHSS radio được giới hạn chỉ gửi một lượng nhỏ dữ liệu trên mỗi kênh trong một chu kỳ thời gian xác định, trước khi nhảy sang kênh tần số kế tiếp trong chuỗi nhảy tần. Chu kỳ thời gian này gọi là dwell time, thường có giá trị khoảng 400 microseconds. Sau mỗi bước nhảy (hop) thiết bị thu phát cần phải thực hiện động bộ lại (resynchronize) với những tần số vô tuyến khác trước khi có thể truyền dữ liệu.

Mục đích chủ yếu của việc nhảy tần giả ngẫu nhiên như trên là để tránh hiện tượng giao thoa tín hiệu do kênh dữ liệu không làm việc quá lâu trên một kênh tần số cụ thể nào đó. Giả sử nếu như xảy ra nhiễu giao thoa nghiêm trọng trên một tần số nào đó trong chuỗi nhảy tần thì nó cũng sẽ ảnh hưởng không nhiều đến hệ thống. Bởi quá trình truyền chỉ được thực hiện tại đây trong một khoảng thời gian nhỏ.

5.4.4 DSSS (Direct Sequence Spread Strectrum)

DSSS cũng thực hiện việc trải phổ tín hiệu như trên nhưng theo một kỹ thuật hoàn toàn khác. Băng thông của tín hiệu thay vì được truyền trên một băng hẹp (narrow band) như truyền thông vi ba, sẽ được truyền trên một khoảng tần số lớn hơn bằng kỹ thuật mã hóa giả ngẫu nhiên (Pseudo-Noise sequence).

Tín hiệu băng hẹp và tín hiệu trải phổ cùng được phát với một công suất và một dạng thông tin nhưng mật độ phổ công suất (power density) của tín hiệu trải phổ lớn hơn nhiều so với tín hiệu băng hẹp. Tín hiệu dữ liệu kết hợp với chuỗi mã giả ngẫu nhiễn trong quá trình mã hóa sẽ cho ra một tín hiệu với băng thông mở rộng hơn nhiều so với tín hiệu ban đầu nhưng với mức công suất lại thấp hơn. Một ưu điểm nổi bất của kỹ thuật DSSS là khả năng dự phòng dữ liệu. Bên trong tín hiệu DSSS sẽ gộp dự phòng ít nhất 10 dữ liệu nguồn trong cùng một thời gian. Phía thu chỉ cần đảm bảo thu tốt được 1 trong 10 tín hiệu dự phòng trên là đã thành công.

Nếu có tín hiệu nhiễu trong băng tần hoạt động của tín hiệu DSSS, tín hiệu nhiễu này có công suất lớn hơn và sẽ được hiểu như là một tín hiệu băng hẹp. Do đó, trong quá trình giải mã tại đầu thu, tín hiệu nhiễu này sẽ được trải phổ và dễ dàng loại bỏ bởi việc sử lý độ lợi (gain processing). Xử lý độ lợi là quá trình làm giảm mật độ phổ công xuất khi tín hiệu được xử lý để truyền và tăng mật độ phổ công suất khi despread, với mục đích chính là làm tăng tỉ số S/N (Signal to Noise ratio).

5.4.5 So sánh FHSS và DSSS

FH không có quá trình xử lý độ lợi do tín hiệu không được trải phổ. Vì thế nó sẽ phải dùng nhiều công xuất hơn để có thể truyền tín hiệu với cùng mức S/N so với tín hiệu DS. Tuy nhiên tại ISM band theo quy định có mức giới hạn công xuất phát, do đó FH không thể được đạt S/N giống như DS. Bên cạnh đó việc dùng FH rất khó khăn trong việc đồng bộ giữa máy phát và thu vì cả thời gian và tần số đều yêu cầu cần phải được đồng bộ. Trong khi DS chỉ cần đồng bộ về thời gian của các chip. Chính vì vậy FH sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm tín hiệu hơn, làm tăng độ trễ trong việc truyền dữ liệu hơn so với DS. Như vậy chúng ta có thể thấy DSSS là kỹ thuật trải phổ có nhiều đặc điểm ưu việt hơn hẳn FHSS.

5.5 Ngoài ra chúng ta còn có Các kỹ thuật trong mô hình Wireless hotspot

- Trong hệ thống truy nhập Internet dial-up truyền thống: Các Access Server là nơi tiếp nhận các cuộc quay số tới. Trong môi trường này giao thức lớp 2 được sử dụng để trao đổi thông tin là PPP với 2 thành phần là LCP và NCP. Các tính năng của hai bộ phận này cho phép Access Server thiết lập, duy trì, và kết thúc các phiên thông tin trên đường truyền vật lý là cáp điện thoại. Và LCP còn cung cấp khả năng xác thực thuê bao theo các phương thức PAP, CHAP. Access Server trao đổi các thông tin xác thực và tính cước với AAA Server theo các giao thức như RADIUS, TACACS+,… Nhờ có các chức năng của PPP mà Access Server có khả năng điều khiển được các phiên truy nhập của mỗi thuê bao trên môi trường vật lý là đường cáp thoại. Qua đó cung cấp được các hình thức dịch vụ prepaid, postpaid…

- Đối với hệ thống Wi-fi: môi tưưòng truyền dẫn là môi trường sóng, truyền tin theo các chuẩn 802.11a, 802.11b… Thực chất đây có thể coi là môi trường broadcast, tất cả các máy client đứng vào vùng phủ sóng đều có thể bắt được tín hiệu, các AP ít có khả năng điều khiển được truy nhập. Các Acces Point hiện nay bắt đầu được phát triển hỗ trợ chuẩn bảo mật thông tin trong môi trường Wireless là EAP (các hãng sản xuất thiết bị đưa ra các chuẩn EAP khác nhau như Cisco LEAP, Microsoft PEAP, Funk PEAP…). Với 802.1x các AP đã có khả năng xác thực client, và acconting nhưng hiện đang còn rất nhiều hạn chế như: các client phải có phần mềm điều khiển thích hợp, AP không có khả năng điều khiển truy nhập như Access Server trong môi trường Dial-up, AP có hỗ trợ RADIUS nhưng do có những thông số kỹ thuật mới nên chưa cho phép có khả năng sử dụng các hệ thống database tập trung như ORACLE… do đó không có khả năng cung cấp dịch vụ trên AP như Access Server trong môi trường Dialup.

- Giải pháp được đưa ra là sử dụng thiết bị Subscriber Gateway: Subscriber Gateway sẽ đứng chặn tại đường ra của các AP đi Internet, môi trường sóng sẽ luôn được các AP cung cấp cho bất cứ một máy trạm nào đứng trong môi trường truyền sóng. Nhưng khi người sử dụng truy nhập vào môi trường sóng của một Access point (AP) thì ngay lập tức Subscriber Gateway sẽ tiến hành việc xác thực thuê bao.

Người sử dụng sẽ được điều khiển tự động truy nhập vào một trang Web xác thực đã được xây dựng tích hợp trên các Subcriber Gateway. Tại đây, username/password sẽ được nhập vào. Subscriber Gateway liên lạc với AAA Server tập trung tại trung tâm quản lý điều hành mạng theo giao thức RADIUS để lấy thông tin về khách hàng trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Nếu xác thực thành công thì người sử dụng mới được phép thông qua Subscriber Gateway đi ra Internet, và thông tin tính cước sẽ được Subscriber Gateway gửi về AAA Server. Subscriber Gateway còn có khả năng điều khiển truy nhập theo thời gian thực, linh động, cho phép cung cấp các loại dịch vụ đa dạng.

*** Câu 6 : Các thiết bị sử dụng trong mạng WLan ?


- Network Interface Card : Có chức năng như card mạng thông thường ,loại Card này có gắn thêm một angten.Có các loại NIC theo các chuẩn khác nhau :

- Cắm vào khe PCMCIA : loại này cắm cho máy tính xách tay

- Cắm vào CardbusPCMCIA : dùng cho máy tính xách tay

- Cắm vào khe PCI trong PC : loại này dùng cho PC để bàn

- Cắm vào cổng USB : dùng cho PC để bàn ,xách tay

- Wireless LAN phones : Phone sử dụng điện thoại IP

- Access Point : Thiết bị này dùng để kết nối PC hoặc WirelessLAN phone vào ,nó có chức năng chuyển tiếp thông tin . Nếu Access Point sử dụng ở trong nhà(Indoor) ,nó sẽ phục vụ những thiết bị trong khoảng vài chục mét ,Access Point loại ngoài trời (Outdoor) bán kính phục vụ khoản vài km đến vài chục km ,phụ thuộc vào môi trường truyền sóng, các vật cản , nơi đặt Access Point… Access Point có thể cấu hình nhiều chức năng khác nhau phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như : Access Point ,Access Point client,Bridge, Multiple Bridge,

----- Access Point Mode : Ở chế độ này khi client di chuyển hoặc chuyển tới một vị trí khác nó sẽ được roaming để liên với các client khác thông qua Access Point gần nhất .Có hai thông số để nhận dạng giữa Access Point và client khi roaming đó là nhận dạng dịch vụ SSID (Service Set Identification) và giao thức mã hóa WEP (Wired Equivalent Protocol)

----- Access Point Client Mode : Trường hợp này khi cấu hình một Access Point là client thì nó sẽ đóng vai trò như Client đối với Access Point khác nào đó. Trường hợp này áp dụng khi một số máy ở địa điểm A được đặt cố định và rất khó đi dây đến đó và Access Point nối vào mạng A này sẽ được cấu hình như một client của Access Point Mode.

----- Access Point Brigde : Trường hợp này thường áp dụng khi có 2 mạng LAN ở 2 tòa nhà cách xa nhau muốn nối với nhau thông qua Access Point .Trường hợp này angten của Access Point thường là angten đẳng hướng. Khi tính toán nếu cần phải dùng loại Access Point có cắm thêm angten thì nên dùng angten định hướng (thường đặt ngoài trời)và chú ý phải có biện pháp chống sét cho angten.

----- Access Point Multi Brigde : Trường hợp có ít nhất 3 mạng LAN ở 3 tòa nhà cách xa nhau muốn nối mạng với nhau thông qua Access Point ,khi đó ta sẽ nhóm các mạng này thành một domain ,dùng angten định hướng như trường hợp Access Point Bridge.Nếu như giữa hai tòa nhà nào đó mà có vật cản (chẳng hạn một tòa nhà khác cao hơn) thì ta phải định hướng lại angten ,tăng thêm trạm chuyển tiếp . Các phụ kiện như : bộ khuếch đại ,angten, thiết bị chống sét…

Ngày nay Wireless LAN thường hoạt động ở dải tần số 2,4 Ghz theo chuẩn của IEEE 802.11 và 802.11b+,g ,và trong tương lai nó sẽ hoạt động ở dải tần số 5Ghz theo chuẩn 802.11a và ETSI (European Telecommunication Standard Institute) HiperLan/2. Có 5 kiểu thiết bị được xác định trong các mạng không dây gia đình:

• Bộ điều hợp mạng không dây.
• Điểm truy cập mạng không dây.
• Router không dây.
• Ăng ten không dây.
• Máy tăng thế tín hiệu không dây.

Một số thiết bị này không bắt buộc phải có, tuỳ thuộc vào cấu hình mạng không dây của bạn như thế nào. Chúng ta sẽ còn trở lại để xem xét chi tiết từng thiết bị.

- Chọn thiết bị không dây : Một mạng LAN không dây thường có bộ điều hợp mạng, các điểm truy cập, router không dây, angten thu sóng và bộ tăng thế tín hiệu. Trong số đó, chỉ có bộ điều hợp mạng là thành phần bắt buộc phải có để xây dựng một mạng không dây gia đình. Nhiều mạng cũng sử dụng một số thiết bị khác như giải thích bên dưới.

- Bộ điều hợp mạng không dây : Máy tính nào muốn kết nối tới WLAN đều phải sở hữu một bộ điều hợp mạng không dây. Bộ điều hợp mạng đôi khi còn được gọi là NIC (Network Interface card), tức card mạng. Bộ điều hợp mạng cho máy tính để bàn thường là các thẻ PCI nhỏ, đôi khi là bộ điều hợp USB tương tự như thẻ.

Bộ điều hợp mạng cho máy tính xách tay trông như một chiếc thẻ tín dụng dày. Ngày nay, thay vì kiểu thẻ truyền thống, các bộ điều hợp cho máy tính xách tay này thường được chế tạo như một con chip nhúng bên trong notebook hoặc laptop. Bộ điều hợp mạng không dây gồm có một máy thu phát sóng. Máy thu-phát không dây gửi và nhận tin nhắn, thư rồi dịch, định dạng và tổ chức chung theo luồng thông tin giữa máy tính và mạng. Xác định được cần phải mua bao nhiêu bộ điều hợp mạng là bước then chốt đầu tiên trong quá trình xây dựng một mạng không dây. Hãy kiểm tra lại chi tiết kỹ thuật trên các máy tính của mình nếu bạn không chắc chắn liệu chúng có chứa các chip điều hợp không dây tích hợp sẵn hay không.

- Điểm truy cập không dây :

----- Mạng WLAN với các điểm truy cập không dâyMột điểm truy cập không dây hoạt động như một trạm truyền thông WLAN trung tâm. Thực tê, đôi khi chúng còn được gọi là "trạm cơ sở". Các điểm truy cập là những hộp mỏng, nhẹ với một loạt bóng đèn LED trên bề mặt. Các điểm truy cập liên kết một mạng LAN không dây với mạng Ethernet có dây tồn tại trước đó. Người dùng mạng gia đình chủ yếu cài đặt điểm truy cập sau khi họ đã sở hữu một router băng thông và muốn thêm máy tính không dây vào thiết lập hiện thời của mình. Bạn phải sử dụng hoặc là một điểm truy cập, hoặc là một router không dây (mô tả bên dưới) để triển khai mạng “lai” giữa có dây và không dây. Nếu không, bạn có thể không cần một điểm truy cập.

----- Router không dây : Một router không dây là một điểm truy cập không dây với một số chức năng hữu ích khác. Giống như router băng thông có dây, router không dây cũng hỗ trợ chia sẻ kết nối Internet với kỹ thuật tường lửa nằm nâng cao tính năng bảo mật cho mạng. Router không dây rất giống với các điểm truy cập.

Ưu điểm của cả router không dây và các điểm truy cập là độ đàn hồi. Bộ thu-phát mạnh tích hợp sẵn được thiết kế để phát tán tín hiệu không dây trong toàn bộ không gian nhà. Một mạng WLAN gia đình sử dụng router hoặc điểm truy cập sẽ bắt tín hiệu tại góc phòng hoặc sân sau tốt hơn là không có. Cũng giống như vậy, nếu sử dụng router hay điểm truy cập, mạng sẽ hỗ trợ được nhiều máy tính hơn. Nếu sơ đồ thiết kế mạng WLAN có sử dụng router hoặc điểm truy cập, bạn phải chạy tất cả các bộ điều hợp trong mô hình cơ sở hạ tầng ‘để gọi’ ( so-call infrastructure mode) hoặc mô hình đặc biệt (ad-hoc infrastructure). Router không dây là lựa chọn tốt cho những người xây dựng mạng gia đình đầu tiên.

----- Ăng-ten không dây : Bộ điều hợp mạng không dây, điểm truy cập và ro uter, tất cả đều sử dụng một ăng-ten hỗ trợ thu tín hiệu trên WLAN. Một số ăng-ten không dây giống như trên bộ điều hợp nằm ẩn bên trong. Một số khác, như trên nhiều điểm truy cập nằm ở bên ngoài. Các ăng-ten thông thường cũng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thu sóng hiệu quả của mình. Nhưng nếu cài đặt một ăng ten bổ sung, quá trình nhận tín hiệu sẽ được nâng cao. Thông thường bạn sẽ không biết liệu mình có cần thành phần thiết bị này hay không đến sau khi kết thúc lắp đặt xong mạng cơ bản.

----- Tăng thế tín hiệu không dây : Một số hãng sản xuất điểm truy cập không dây và router cũng bán một thiết bị nhỏ gọi là cái tăng thế tín hiệu. Được cài đặt cùng với điểm truy cập hoặc router không dây, tăng thế tín hiệu tăng cường độ khoẻ cho bộ thu phát trạm cơ sở. Có thể sử dụng tăng thế tín hiệu cùng với ăng-ten bổ sung để nâng cao tốc độ truyền vận mạng không dây và quá trình thu tín hiệu cùng một lúc. Cả ăng-ten và tăng thế tín hiệu đều trở thành thiết bị bổ sung hữu ích cho một số mạng gia đình. Chúng có thể giúp các máy ngoài vùng phủ sóng bắt lại được tín hiệu của WLAN và trong một số trường hợp còn nâng cao khả năng thực thi.

*** Câu 7 : Một số mô hình trong mạng WLan ?


Wireless Network Topologies : Mạng Wireless (hay mạng dựa trên chuẩn 802.11) được thiết kế rất linh hoạt. Có 3 sự lựa chọn khi bạn muốn phát triển một hệ thống mạng Wireless:

• Independent Basic Service sets – IBSS
• Basic Service sets – BSS
• Extended Service sets – ESS

Basic Service sets (BSS) là một nhóm các thiết bị giữa mạng WLAN và mạng có dây thông thường thông qua AP cố định. Mạng WLAN sử dụng sóng Radio (RF) để phát tín hiệu broadcast cho các Client (receiver), các Client phải nằm trong phạm vi phát sóng. Giao tiếp giữa các thiết bị đầu tiên thông qua dịch vụ – service set identifier (SSID), các Client sẽ sử dụng SSID này để lọc tín hiệu đã nhận tử thiết bị phát ra.

7.1. Independent BSS/ Ad-hoc

Trong mô hình Independent BSS, các Client liên lạc trực tiếp với nhau mà không phải thông qua AP nhưng phải trong phạm vi cho phép. Mạng nhỏ nhất theo chuẩn 802.11 này bao gồm 2 máy liên lạc trực tiếp với nhau. Thông thường mô hình này được thiết lập bao gồm một số Client được cài đặt dùng cho một mục đích cụ thể trong khoảng thời gian ngắn. Khi mà sự liên lạc kết thúc thì mô hình IBSS này cũng được giải phóng. Mô hình IBSS còn được gọi với tên là mạng ad-hoc.


7.2. BSS/Infracstructure BSS

Trong mô hình Infrastructure BSS các Client muốn liên lạc với nhau phải thông qua một thiết bị đặc biệt gọi là Access Point (AP). AP là điểm trung tâm quản lý mọi sự giao tiếp trong mạng, khi đó các Client không thể liên lạc trực tiếp với như trong mạng Independent BSS. Để giao tiếp với nhau các Client phải gửi các Frame dữ liệu đến AP, sau đó AP sẽ gửi đến máy nhận.


7.3. ESS/Extend Service Set

Nhiều mô hình BSS kết hợp với nhau gọi là mô hình mạng ESS. Là mô hình sử dụng từ 2 AP trở lên để kết nối mạng. Khi đó các AP sẽ kết nối với nhau thành một mạng lớn hơn, phạm vi phủ sóng rộng hơn, thuận lợi và đáp ứng tốt cho các Client di động. Đảm bảo sự hoạt động của tất cả các Client.


Để tải trọn bộ 7 câu hỏi trên về máy tính.
Thank các bạn đã theo dõi topic Công Nghệ Mạng Không Dây này :
File name : 7 Câu Hỏi Mạng Wifi Căn Bản
File size : 560 KB
Link download : Mediafire | Box net | Mega co nz
Password giải nén và download: www.c10mt.com

*** Ngoài ra, Tâm Gà sẽ tặng thêm cho các bạn cái file này :

File PDF 13 Câu Hỏi Ôn Tập Thi Kết Thúc Môn Wifi


Câu 01 : Wireless LANs ( WLANs ) là gì ?

Câu 02 : SSID có phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường hay không ?

Câu 03 : Chế độ Infrastructure là gì ?

Câu 04 : WPA là gì ?

Câu 05 : WPA2 là gì ?

Câu 06 : Chế độ Ad Hoc là gì ?

Câu 07 : Roaming là gì ?

Câu 08 : WEP là gì ?

Câu 09 : IEEE 802.11 là gì ?

Câu 10 : Chuẩn IEEE 802.11b là gì ?

Câu 11 : Chuẩn IEEE 802.11g là gì ?

Câu 12 : Chuẩn IEEE 802.11n là gì ?

Câu 13 : Nhân tố nào có thể gây nhiễu trong các sản phẩm WLAN , hãy nêu giải pháp khắc phục ?

File name : Dap-An-On-Tap-13-Cau-Hoi-Wifi
File size : 224 KB
Link : Mediafire | Box net | Mega co nz

Bảo Mật Mạng Không Dây [ Wireless Lan Sercurity ]


Còn đây là tài liệu của khoa Điện Tử Viễn Thông, thuộc trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Nhưng tài liệu này là từ năm 2004 , theo Tâm Gà nghĩ là quá cũ so với thông tin bây giờ. Nhưng bạn nào cần thì có thể vào link dưới mà xem tiếp nhé.

File name : Bao-Mat-Mang-Khong-Day
File size : 1,8 MB
Link : Mediafire | Box net | Mega co nz

Driver Linksys WUSB54G


Còn đây là file driver dành cho các bạn nào học ở trường Cao Đẳng Nghề TPHCM, hay các trường các mà có sử dụng thiết bị Cisco này nhé.



File name : Driver_Linksys_WUSB54G_TamGa
File size : 22,2 MB
Link : Mediafire | Box net


Công Nghệ Mạng Không Dây [ WIFI ]

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục CaoDangNgheTPHCMCongNgheMangKhongDayHocKy3. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2012/08/CongNgheMangKhongDay.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Sunday, August 19, 2012 DMCA com Protection Status