Đối với môn học HTML & SCRIPT này thì đòi hỏi bạn phải giỏi về code HTML và code SCRIPT cơ bản trước đã. Vì đây là dành cho bạn nào chuẩn bị hình thành tiêu chuẩn ban đầu, để code nên nền tảng một website chuyên nghiệp. Và sau đó, bạn sẽ bổ sung các đoạn script làm cho website của bạn đẹp nên. Điều đầu tiên cơ bản nhất, là bạn phải tập trung về code cho giỏi, trước khi bước qua giai đoạn thiết kế các website sau này nữa nhé. Cố gắng học giống Tâm Gà nhé, hồi đó mình thiết kế cả chục website để giành cho sau này kiếm tiền trên website nữa đấy nhé !!!
I. HTML là gì ?
HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Cùng với CSS và JavaScript, HTML tạo ra bộ ba nền tảng kỹ thuật cho World Wide Web. HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì.
Phiên bản chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà phát triển đã thay thế nó bằng XHTML. Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Web. Bằng cách dùng HTML động hoặc Ajax, lập trình viên có thể được tạo ra và xử lý bởi số lượng lớn các công cụ, từ một chương trình soạn thảo văn bản đơn giản – có thể gõ vào ngay từ những dòng đầu tiên – cho đến những công cụ xuất bản WYSIWYG phức tạp.
II. Vai trò của HTML là gì ?
Đối với các website, ngôn ngữ HTML đóng vai trò như thế nào? HTML, theo đúng nghĩa của nó, là một loại ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, thế nên các chức năng của nó cũng xoay quanh yếu tố này. Cụ thể, HTML giúp cấu thành các cấu trúc cơ bản trên một website (chia khung sườn, bố cục các thành phần trang web) và góp phần hỗ trợ khai báo các tập tin kĩ thuật số như video, nhạc, hình ảnh. Ưu điểm nổi trội nhất và cũng là thế mạnh của HTML là khả năng xây dựng cấu trúc và làm cho website trở thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Ưu điểm nổi trội nhât và cũng là thế mạnh của HTML là khả năng xây dựng cấu trúc và khiến trang web đi vào quy củ một hệ thống hoàn chỉnh. Nếu bạn mong muốn sở hữu một website có cấu trúc tốt có mục đích sử dụng nhiều loại yếu tố trong văn bản, hãy hỏi HTML. Nhiều ý kiến cho rằng tùy theo mục đích sử dụng mà lập trình viên hay người dùng có thể lựa chọn ngôn ngữ lập trình riêng cho website của bạn.
Tuy nhiên thực chất HTML chứa những yếu tố cần thiết mà dù website của bạn có thuộc thể loại nào, giao tiếp với ngôn ngữ lập trình nào để xử lý dữ liệu thì nó vẫn phải cần đến ngôn ngữ HTML để hiển thị nội dung cho người truy cập. Nói đúng hơn, dù website của bạn được xây dựng như thế nào, trên nên tảng nào thì nó cũng cần đến sự hỗ trợ của HTML, dù ít dù nhiều. Đối với các lập trình viên hay nhà phát triển web, họ đều phải học HTML như một loại ngôn ngữ cơ bản trước khi bắt tay vào thiết kế trang web nào.
III. Các thẻ trong HTML - Tag trong HTML
Như đã trình bày ở trên, HTML là ngôn ngữ đánh dấu bằng thẻ (tag) và sử dụng các thẻ khác nhau để định dạng nội dung. Những thẻ này được chứa trong hai dấu ngoặc đơn <tên thẻ>. Trừ một vài thẻ, hầu hết các thẻ đều có các thẻ đóng tương ứng với nó. Ví dụ, thẻ <html> có thẻ đóng tương ứng là </html> và thẻ <body> có thẻ đóng tương ứng là </body> ... Ví dụ trên về tài liệu HTML đã sử dụng các thẻ sau đây:
<!DOCTYPE...> Còn gọi là thẻ khai báo một tài liệu HTML. Thẻ này xác định loại tài liệu và phiên bản HTML.
<html> Thẻ này bao phủ các tài liệu HTML đầy đủ. Còn đầu trang tài liệu thì được biểu diễn bởi các thẻ <head>...</head> và thân tài liệu là các thẻ <body>...</body> .
<head> Thẻ này đại diện cho đầu trang tài liệu mà có thể giữ các thẻ HTML như <title>, <link> ...
<title> Thẻ <title> được sử dụng trong thẻ <head> chỉ tiêu đề tài liệu.
<body> Thẻ này đại diện cho thân tài liệu và giữ các thẻ như <h1>, <div>, <p> ...
<h1> Thẻ này đại diện cho các tiêu đề trang.
<p> Thẻ này đại diện cho đoạn văn.
Để học HTML, bạn sẽ cần phải học các thẻ khác nhau và hiểu cách chúng vận hành trong khi định dạng tài liệu thuần văn bản. Học HTML là đơn giản khi người sử dụng học được cách sử dụng của các thẻ khác nhau để định dạng văn bản hoặc hình ảnh để tạo các trang Web đẹp. World Wide Web Consortium (W3C) đề nghị sử dụng các thẻ chữ thường bắt đầu từ HTML 4.
IV. JavaScript là gì ?
JavaScript, theo phiên bản hiện hành, là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên đối tượng được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Ngôn ngữ này được dùng rộng rãi cho các trang web, nhưng cũng được dùng để tạo khả năng viết script sử dụng các đối tượng nằm sẵn trong các ứng dụng. Nó vốn được phát triển bởi Brendan Eich tại Hãng truyền thông Netscape với cái tên đầu tiên Mocha, rồi sau đó đổi tên thành LiveScript, và cuối cùng thành JavaScript.
Giống Java, JavaScript có cú pháp tương tự C, nhưng nó gần với Self hơn Java. .js là phần mở rộng thường được dùng cho tập tin mã nguồn JavaScript. Phiên bản mới nhất của JavaScript là phiên bản 1.5, tương ứng với ECMA-262 bản 3. ECMAScript là phiên bản chuẩn hóa của JavaScript. Trình duyệt Mozilla phiên bản 1.8 beta 1 có hỗ trợ không đầy đủ cho E4X - phần mở rộng cho JavaScript hỗ trợ làm việc với XML, được chuẩn hóa trong ECMA-357.
V. Java và JavaScript và JScript là gì ?
Cùng thời điểm Netscape bắt đầu sử dụng công nghệ Java trên trình duyệt Netscape, LiveScript đã được đổi tên thành JavaScript để được chú ý hơn bởi ngôn ngữ lập trình Java lúc đó đang được coi là một hiện tượng. JavaScript được bổ sung vào trình duyệt Netscape bắt đầu từ phiên bản 2.0b3 của trình duyệt này vào tháng 12 năm 1995. Trên thực tế, JavaScript không được phát triển dựa từ Java. Do đó JavaScript chỉ dựa trên các cách đặt tên của Java. Java Script gồm 2 mảng là client-server thực hiện lệnh trên máy của end-user và web-server.
Sau thành công của JavaScript, Microsoft bắt đầu phát triển JScript, một ngôn ngữ có cùng ứng dụng và tương thích với JavaScript. JScript được bổ sung vào trình duyệt Internet Explorer bắt đầu từ Internet Explorer phiên bản 3.0 được phát hành tháng 8 năm 1996. DOM (Document Object Model), một khái niệm thường được nhắc đến với JavaScript trên thực tế không phải là một phần của chuẩn ECMAScript, DOM là một chuẩn riêng biệt có liên quan chặt chẽ với XML.
VI. Ứng dụng của JavaScript như thế nào ?
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình dựa trên nguyên mẫu với cú pháp phát triển từ C. Giống như C, JavaScript có khái niệm từ khóa, do đó, JavaScript gần như không thể được mở rộng. Cũng giống như C, JavaScript không có bộ xử lý xuất/nhập (input/output) riêng. Trong khi C sử dụng thư viện xuất/nhập chuẩn, JavaScript dựa vào phần mềm ngôn ngữ được gắn vào để thực hiện xuất/nhập. Trên trình duyệt, rất nhiều trang web sử dụng JavaScript để thiết kế trang web động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM.
JavaScript được dùng để thực hiện một số tác vụ không thể thực hiện được với chỉ HTML như kiểm tra thông tin nhập vào, tự động thay đổi hình ảnh,... Ở Việt Nam, JavaScript còn được ứng dụng để làm bộ gõ tiếng Việt giống như bộ gõ hiện đang sử dụng trên trang Wikipedia tiếng Việt. Tuy nhiên, mỗi trình duyệt áp dụng JavaScript khác nhau và không tuân theo chuẩn W3C DOM, do đó trong rất nhiều trường hợp lập trình viên phải viết nhiều phiên bản của cùng một đoạn mã nguồn để có thể hoạt động trên nhiều trình duyệt. Một số công nghệ nổi bật dòng JavaScript để tương tác với DOM bao gồm DHTML, Ajax và SPA.
Bên ngoài trình duyệt, JavaScript có thể được sử dụng trong tập tin PDF của Adobe Acrobat và Adobe Reader. Điều khiển Dashboard trên hệ điều hành Mac OS X phiên bản 10.4 cũng có sử dụng JavaScript. Công nghệ kịch bản linh động (active scripting) của Microsoft có hỗ trợ ngôn ngữ JScript làm một ngôn ngữ kịch bản dùng cho hệ điều hành. JScript.NET là một ngôn ngữ tương thích với CLI gần giống JScript nhưng có thêm nhiều tính năng lập trình hướng đối tượng. Mỗi ứng dụng này đều cung cấp mô hình đối tượng riêng cho phép tương tác với môi trường chủ, với phần lõi là ngôn ngữ lập trình JavaScript gần như giống nhau.