Chiều ngày 19/7/2013, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ bế mạc Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm thành phố năm 2013. Hội thi nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên tại các cơ sở dạy nghề về việc tự làm thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thành Hiệp trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân đạt giải tại Hội thi
Theo Ban tổ chức, Hội thi diễn ra từ ngày 19/6 – 20/6/2013, thu hút 42 giáo viên dự thi với 25 thiết bị và phần mềm dạy nghề thuộc các nhóm nghề là Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ kỹ thuật cơ khí và công nghệ thông tin. Kết thúc hội thi đã có 2 tập thể và 12 cá nhân đạt giải cao được tôn vinh. Trong đó, giải tập thể có nhiều giáo viên tham gia và đạt giải cao thuộc về Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh và Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương. Giải cá nhân gồm có 3 giải nhất, 3 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, một số mô hình thiết bị tham gia Hội thi cót nhiều ưu điểm, thể hiện được tính trực quan, ứng dụng, sư phạm. Thiết bị vận hành ổn định, có độ bền và tính an toàn cao như “Mô hình kho lạnh một cấp nén dàn trải”, “Mô hình thực hành điều kiển điện khí nén”, “Mô hình hệ thống điện trên xe PCX”, thiết bị Huấn luyện máy lạnh inverter…Bên cạnh đó, có một số mô hình đã ứng dụng nhiều công nghệ mới trong thiết kế, có giá trị thực tiễn cao như thiết bị “Bộ thí nghiệm lập trình vi mạch số”, “Mô hình thang máy 4 tầng”, thiết bị “Ngôi nhà thông minh”, “Mô hình tự động hóa dây chuyền sản xuất”…
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thành Hiệp – Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Ưu điểm cơ bản của các thiết bị dạy nghề do các giáo viên tại các cơ sở dạy nghề sáng tạo là đều có tính ứng dụng cao, giúp cho người học có thể dễ dàng thao tác trên mô hình, từ đó luyện tập thành thục hơn về các kỹ năng để không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các thiết bị, máy móc trong thực tế. Mặc dù, Hôi thi vẫn còn một số hạn chế như: phần thuyết minh của một số mô hình còn sơ sài, chưa phản ánh đúng trọng tâm, chưa làm nổi bật được chức năng của mô hình…Nhưng đây là những hạn chế mà lực lượng giảng viên, giáo viên dạy nghề của thành phố có thể khắc phục được để từng bước đưa Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp thành phố trở thành hoạt động chuyên môn đỉnh cao chứ không chỉ dừng lại ở tính chất phong trào.
Thầy Dương Ngọc Dũng - đạt giải 3 với “Mô hình hệ thống điện trên xe PCX” chia sẻ: “Với thiết bị này, tôi mất khoảng 1 tháng để thiết kế và hoàn thành. Do các thiết bị trên dòng xe PCX đều đắt tiền nên tôi đã thiết kế các chi tiết theo đúng nguyên bản và có thể đưa ra ngoài để người học dễ quan sát và tương tác trực tiếp. Vì vậy, các bài giảng, bài thực hành trở nên thiết thực hơn mà không đơn điệu. Hội thi là sân chơi bổ ích để các giáo viên như chúng tôi có cơ hội được thể hiện những ấp ủ, sáng tạo của mình để từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề”.
Được biết, từ kết quả Hội thi, Ban tổ chức đã chọn ra 15 thiết bị dạy nghề đạt giải cao để tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc lần thứ IV năm 2013, dự kiến tổ chức từ ngày 23 – 29/9/2013 tại thành phố Nha Trang.
Thương Hoài
========================
Còn đây là ảnh do Tâm Gà chụp lại đây. Các bạn xem thêm nhé
*** Tin liên quan