( Tâm Gà www.c10mt.com ) Sáu điều chưa biết về bệnh loãng xương và nguy cơ tiềm ẩn. Không chỉ phụ nữ mới mắc bệnh loãng xương. Canxi chỉ được hấp thụ tốt khi có thêm vitamin D. Bệnh loãng xương phát triển nhanh hơn sau thời kì mãn kinh. Không có triệu chứng rõ rệt cho bệnh loãng xương. Các bài tập nâng tạ có thể phòng ngừa bệnh loãng xương. Té ngã nhiều có thể làm tăng nguy cơ loãng xương gãy xương.
- Sữa cho người già nên dùng nào loại nào là hữu ích
- Đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi tăng cao
- Nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở những bạn trẻ tuổi
- Mọi lứa tuổi hiện nay cũng cần phải bổ sung canxi
- Thiếu canxi làm sao để nhận biết hậu quả của thieu canxi
- Sữa canxi và bí quyết vàng cho xương từ 30 tuổi trở lên
01 - Không chỉ phụ nữ mới mắc bệnh loãng xương
Sự thật là phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới, nhưng điều đó không có nghĩa là các quý ông có thể lơ là trước căn bệnh này. Khoảng 80% số người mắc bệnh loãng xương là phụ nữ, tức 20% nam giới có thể mắc căn bệnh này sau tuổi 50. Một nghiên cứu cho thấy, 90% phụ nữ mắc bệnh loãng xương ở cột sống và khoảng ⅓ nam giới thường bị loãng xương ở vùng hông. Thậm chí, bệnh loãng xương còn xảy ra thường xuyên với nam giới hơn cả ung thư tuyến tiền liệt. Thói quen hút thuốc và uống rượu thường xuyên của nam giới cũng là nhưng yếu tố thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn.
02 - Canxi chỉ được hấp thụ tốt khi có thêm vitamin D
Chỉ tập trung vào việc bổ sung canxi không thôi là chưa đủ để phòng bệnh loãng xương, bởi chính vitamin D là chất nền để việc chuyển hóa canxi được diễn ra hiệu quả hơn. Nếu không cung cấp đầy đủ vitamin D, cơ thể sẽ bị thiếu hụt calcitriol, hay còn được biết đến như là “vitamin D chủ động”. Nhiều người do sợ đen da hay ung thư da mà không để cho cơ thể tiếp xúc với nắng, đồng thời với chế độ ăn thiếu vitamin D, cũng là một trong những lý do dẫn đến bệnh loãng xương nhanh hơn. Nếu bạn tinh ý, đa số những viên thuốc bổ sung canxi thường chứa kèm vitamin D3 để tăng khả năng hấp thụ của canxi.
03 - Bệnh loãng xương phát triển nhanh hơn sau thời kì mãn kinh
Nguyên do phần lớn phụ nữ bị mắc bệnh loãng xương khi về già là do mãn kinh. Sự thiếu hụt hormone estrogen có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cấu thành mô xương mới. Do bất ổn định hoặc không có kinh nguyệt ở thời kì này đã đẩy mạnh quá trình thoái hóa của các mô xương so với tốc độ hình thành mô xương mới của cơ thể. Phụ nữ mất khoảng 10% mô xương chỉ 5 năm sau khi bắt đầu thời kì mãn kinh.
04 - Không có triệu chứng rõ rệt cho bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương được xem là “sát thủ trầm lặng”. Không có triệu chứng rõ rệt nào báo cho bạn biết mình đang mắc căn bệnh này cho đến khi bạn sơ ý té ngã dẫn đến gãy, vỡ xương do xương bị mềm đi. Bệnh loãng xương không đến dồn dập, các mô xương sẽ bị thoái hóa và tiêu hủy dần dần. Quá trình thoái hóa của xương ở người cao tuổi sẽ nhanh hơn quá trình tái tạo xương mới. Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ nên tiến hành xét nghiệm đo mật độ xương (DXA) để biết sớm về mức độ thoái hóa của xương và có những biện pháp phòng ngừa kịp thời.
05 - Các bài tập nâng tạ có thể phòng ngừa bệnh loãng xương
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những bạn trẻ tuy chưa đối mặt với bệnh loãng xương ngay bây giờ, vẫn nên thêm các bài tập nâng tạ vào chế độ tập luyện mỗi ngày, làm tăng độ dẻo dai của xương và cơ. Nâng tạ dù nhẹ cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình tái tạo mô xương mới. Phụ nữ có lẽ sẽ cau mày trước cụm từ “nâng tạ”, nhưng tạ ở đây mang nghĩ là khối lượng. Khối lượng cơ thể bạn cũng được tính đấy! Các hoạt động thể thao như đi bộ, tennis và khiêu vũ là những bài tập hoàn hảo để chuyển động cơ và xương, giúp chúng không bị thụ động và làm chậm quá trình thoái hóa mô xương.
06 - Té ngã nhiều có thể làm tăng nguy cơ loãng xương gãy xương
Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thử nghĩ xem, bệnh loãng xương là do việc mất dần và vỡ vụn mô xương mà ra, vậy nếu bạn té ngã gãy xương hoặc gây chấn động đến xương, có thể ảnh hưởng nhiều đến việc bạn mắc căn bệnh này đấy. Sau khi bị tai nạn liên quan đến xương, bạn nên đặc biệt chăm sóc ăn uống bổ sung canxi bù lại những mô xương bị tổn thương. Nên chú ý an toàn trong việc đi lại và vận động thể thao, tránh bị gãy, rạn xương nhiều lần, nhất là ở những nơi có mô xương quan trọng như xương sống, và xương hông.
Nguồn Anlenevn :
Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box
Searches related to nguy cơ loãng xương
- phụ nữ và nguy cơ loãng xương
- thụ động tăng nguy cơ loãng xương
- giảm nguy cơ loãng xương
- nguy cơ gãy xương
- mãn kinh loãng xương
- kích thước xương dự