( Tâm Gà www.c10mt.com ) Đau nhức xương khớp và đau thần kinh tọa luôn mang lại sự đau đớn vô cùng khó chịu nhất là khi giao mùa. Theo Tây y đau xương khớp là sự kết hợp của các yếu tố bao gồm: Quá trình lão hóa, thương tích hoặc căng thẳng, di truyền, dị tật bẩm sinh, cơ yếu, bệnh béo phì, thời tiết nóng ẩm, công việc phải mang vác nặng hoặc thường phải đứng, ngồi quá lâu một tư thế.
Còn theo Đông y, đau nhức xương khớp là do lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài. Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp thì cần bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương.
Đau nhức mỏi xương khớp thường hay gặp nhất ở một số bộ phận sau:
- Đau mỏi vai gáy: Đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Tình trạng này là do bị nhiễm lạnh hoặc ngồi 1 tư thế quá lâu, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết trở trệ…
- Đau sống lưng: Đau nhức buốt vùng thắt lưng, tê mỏi diện rộng, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động.
- Đau nhức khớp do thoái hóa khớp: Đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế. Do can thận hư kết hợp với phong hàn, thấp gây ra.
Theo Tây Y, các thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp gồm các thuốc giảm đau, chống viêm: Korulac, Paracetamol, Diclofenac, Arcoxia, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid, Voltaren, Mobic …hoặc có thể dùng hỗn hợp: Hydrocortisol, Novacain, Vitamin B12 ( được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp đau) và phải tuân thủ chặt chẽ theo đơn kê của bác sĩ. Những thuốc này chống chỉ định với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày, tá tràng, suy thận. Chính vì điều này trong các đơn thuốc điều trị bệnh viêm khớp thường kèm theo nhóm thuốc về đường tiêu hóa, bao dạ dày như: Medoprazole, Salazopyrine, Borini-K.
Còn theo Đông Y:
Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g: Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.
Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính: Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.
Các bài thuốc từ thiên nhiên bạn cần phải biết, lựa chọn đúng vị và mất công thực hiện chúng và mất thời gian dài mới có tác dụng.
Để phòng ngừa và điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả chúng tôi khuyến khích người bệnh sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây tác dụng phụ và dễ dàng sử dụng thuận tiện khi đi xa.
Nguồn Dân Trí
Tag : dau nhuc xuong khop
Searches related to chong dau nhuc xuong khop
- bài thuốc trị đau nhức khớp xương (gout)
- đau nhức xương khớp nhân hưng
- đau nhức xương khớp sau sinh
- đau nhức các khớp xương
- đau nhức xương ống chân
- thuốc chữa đau xương khớp