( Tâm Gà www.c10mt.com ) Sáng còn vui vẻ chào vợ con đi làm, chiều về, anh Hoàng 35 tuổi ở Hà Nội đã nằm bẹp một chỗ vì đau nhức xương khớp toàn thân. Trận gió mùa đầu tiên tràn về tuần trước khiến anh Hoàng lo lắng thấy khớp đã lão hóa sớm dù chưa già.
Nguồn vnexpress
Tag : dau nhuc xuong khop
Anh Hoàng cảm nhận có vấn đề về đau nhức xương khớp cách đây 2 năm, khi trời đột ngột chuyển lạnh. Khi ấy, đầu gối chân trái của anh bất ngờ có cảm giác đau nhức, khó cử động, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Vận động một chút thì cơn đau giảm, thậm chí biến mất hẳn sau vài ngày, thấy các triệu chứng chỉ thoáng qua, anh cũng quên bẵng luôn.
Vài đợt giao mùa sau đó, hiện tượng trên lại tái diễn, nghĩ là bệnh thời tiết, anh Hoàng chỉ uống thuốc giảm đau và xoa dầu hoặc sử dụng cao dán. Thời gian đầu, các cơn đau nhức có giảm nhưng lâu dần vùng đau lan rộng sang các khớp khác, tần suất cũng trở nên dày hơn. Nhiều lúc, đầu gối anh bị khuỵu xuống khi phải mang vác đồ vật có sức nặng như xô nước tắm, di chuyển bàn ghế…
"Đến bệnh viện để chụp chiếu, kết quả cho thấy tôi bị thoái hóa khớp nặng và cần phải điều trị liều cao. Đúng là chủ quan, chẳng khi nào nghĩ mới 35 tuổi tôi đã mắc bệnh khớp như người già", anh Hoàng than thở.
Bà Lan 58 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội, cũng nghĩ đau nhức xương khớp là bệnh người già, không nguy hiểm đến tính mạng nên âm thầm chịu đau mỗi khi trái gió trở trời. Bà than: "Cái bệnh này như giả vờ, lúc sáng tôi còn đi tập thể dục, mua đồ ăn cho cả nhà nhưng tầm trưa trời chuyển gió là biết nhau ngay. Các khớp xương tê, đau, cứng đờ, không thể làm được gì, càng vận động, càng nhức".
Thấy mẹ bị đau mỗi lúc một nghiêm trọng, chị Phương con gái bà Lan nhất quyết đưa mẹ đến bệnh viện. "Bác sĩ cho biết sụn khớp ngón tay của tôi đã bị thoái hóa và tổn thương nghiêm trọng làm ngón tay biến dạng", bà Lan nói.
Những bệnh nhân chờ đến khi bệnh nặng mới đi khám như anh Hoàng, bà Lan, theo các bác sĩ chuyên khoa nội xương khớp, là không ít. 100 bệnh nhân khớp tìm đến bác sĩ thì có đến hơn nửa ở giai đoạn quá đau và hết khả năng chịu đựng.
Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, mỗi ngày đều tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân khớp đến điều trị. Rất nhiều người ở tình trạng đã quá nghiêm trọng, thậm chí không còn khả năng điều trị được. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư - Trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp, cho hay viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người, tiếp theo là các vấn đề về lưng và cột sống.
Còn tại Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, Thạc sĩ Bác sĩ Hồ Phạm Ngọc Lan - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp cho biết: Mỗi ngày, bệnh viện có khoảng gần 200 bệnh nhân tới khám, tái khám các bệnh xương khớp. Trên 50% trong số đó bị thoái hóa khớp. Khoảng 2/3 trong số bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp phải nhập viện điều trị.
Viêm khớp do thoái hóa (thoái hóa khớp), là bệnh thường gặp nhất trong nhóm các bệnh viêm khớp, xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương bị thoái hóa và hư tổn. Cấu trúc của lớp sụn này vốn rất chắc khỏe nhờ được định hình bởi các sợi Collagen Type 2, nhưng khi các sợi Collgen này bị lão hóa theo thời gian, sụn cũng dễ bị biến dạng và tổn thương.
Các khớp tổn thương thường là ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, bàn tay, bàn chân, khuỷu, cổ chân... Triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là cảm giác đau ở khớp. Khi mới bị, cơn đau thường không rõ lý do và thoáng qua, nhưng càng về sau thì lặp đi lặp lại nhiều lần. Người bệnh có thể thấy các khớp bị sưng hoặc biến dạng, thậm chí phát ra các tiếng động “lắc rắc” khi vận động hoặc thấy các cơ bắp xung quanh khớp bị viêm, đau và yếu đi (do ít vận động).
Tình trạng thoái hóa khớp diễn biến âm thầm, kéo dài và có xu hướng tăng dần. Do chưa nhận thức đúng về bệnh, khi thấy đau nhức xương khớp, nhiều người thường coi đó chỉ là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường do thời tiết, lao động nặng... nên không đi khám. Điều này khiến cơ hội phục hồi chức năng vận động của khớp bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi. Nếu khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp thì dù được điều trị tích cực, bệnh nhân cũng khó lòng phục hồi chức năng vận động.
Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời mà không thể làm hồi phục lớp sụn bị thoái hóa, thuốc cũng khó cho tác dụng nếu sụn đã hư nhiều. Hơn nữa, thuốc sử dụng lâu dài sẽ có khả năng gây loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng thận. Do đó, y học chú trọng vào việc cung cấp các dưỡng chất để tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp.
Để bảo vệ và chăm sóc sụn khớp, cần duy trì mạng lưới Collagen Type 2 - yếu tố quan trọng bậc nhất trong cấu trúc sụn - bằng cách cung cấp dưỡng chất này qua đường uống. Tuy nhiên, nhiệt độ cao và các chất hóa học thường khiến Collagen Type 2 bị biến tính trong quá trình tinh chiết. Do vậy, việc phát minh ra quy trình sử dụng nhiệt độ thấp, tinh chiết thành công Collagen Type 2 không biến tính (UC-II) được xem là một bước tiến vượt bậc của các nhà khoa học Mỹ.
Nghiên cứu lâm sàng tiến hành bởi đội ngũ các nhà khoa học Mỹ và Canada đã khẳng định UC-II cho tác dụng vượt trội, thậm chí gấp đôi so với một số dưỡng chất khác trong điều trị thoái hóa khớp. Không chỉ cung cấp Collagen Type 2 cho sụn, UC-II còn có tác dụng điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, ngăn quá trình tự hủy Collagen trong sụn khớp. UC-II đã nhận được nhiều bằng sáng chế, được FDA công nhận và trao chứng chỉ an toàn GRAS. Tại Việt Nam, JEX là nguồn cung cấp UC-II duy nhất, giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp một cách hiệu quả.
Nguồn vnexpress
Một cột sống không khỏe thường khởi đầu bởi thói quen không tốt như tư thế xấu - tức là các tư thế đứng, ngồi, nằm hay di chuyển không đúng làm gia tăng áp lực lên cột sống, lên đĩa đệm và gây đau lưng. Bạn nên học cách chăm sóc cột sống qua bài viết: Chăm sóc cột sống sao cho đúng cách?
Tag : dau nhuc xuong khop
Searches related to dau nhuc xuong khop giao mua
- dau nhuc xuong khop toan than
- benh dau nhuc xuong khop
- thuoc dau nhuc xuong khop
- thuoc tri dau nhuc xuong khop