• Các câu hỏi về bệnh đau chân chưa có câu trả lời

Các câu hỏi về bệnh đau chân chưa có câu trả lời

( Tâm Gà www.c10mt.com ) Tôi bị phù chân khi đứng và đau buốt, tối lại đỡ, như vậy có phải bị bệnh mạch máu không? Tôi phải làm gì ? Tôi bị đau bắp chân mỗi khi đi lại, đó có phải bị bệnh động mạch không ? Tôi được chẩn đoán là đau cách hồi (hẹp động mạch chân), xin cho hỏi các phương pháp điều trị, phòng bệnh ?

Các câu hỏi về bệnh đau chân chưa có câu trả lời


*** Các bài viết liên quan đến bệnh đau chân khác :

Tôi bị phù chân khi đứng và đau buốt, tối lại đỡ, như vậy có phải bị bệnh mạch máu không? Tôi phải làm gì ? 


Về bản chất hiện tượng phù là do nước thoát quản khỏi lòng mạch để ứ đọng ở khoảng gian bào gây phù. Do vậy thực tế thường phát hiện được phù ở các vị trí trên nền xương cứng hoặc nơi mô lỏng lẻo. Trong các bệnh tim mạch, vì lý do nào đó mà tuần hoàn ở hệ tĩnh mạch bị ứ trệ (thường do suy tim bên phải) làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây hiện tượng nước trong tĩnh mạch ra ngoài gian bào ứ đọng gây phù. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây phù.

Phù quanh mắt cá chân vào buổi tối là biểu hiện của tình trạng giữ muối nước và thường là dấu hiệu của suy tim bên phải (suy tim bên trái hay gây khó thở chứ không gây phù). Hiện tượng này cũng thường gặp ở những người làm việc tĩnh tại, ngồi một chỗ, hay đứng lâu. Tác dụng của trọng lực cùng với thiếu vận động làm cho dòng máu bị ứ trệ ở hai chân và không trở về được tim. Những người mắc chứng giãn tĩnh mạch chi dưới cũng thường có biểu hiện phù quanh mắt cá.

Nguyên nhân chủ yếu tiếp theo gây phù là bệnh lý về thận. Quả thận bị bệnh không đủ khả năng thải trừ gây tích tụ muối nước ở trong cơ thể gây phù. Phù do thận thường gặp phù cả chân cả mặt, và thường vào buổi sáng khi ngủ dậy. Phù cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý về gan. Albumin, một chất prôtêin quan trọng do gan sản xuất, có tác dụng giữ nước ở lại trong lòng mạch máu không cho thoát ra các tổ chức xung quanh. Bệnh xơ gan (thường do nghiện rượu), làm giảm khả năng sản xuất albumin của gan, dẫn đến phù do thiếu albumin máu.

Triệu chứng bạn vừa mô tả rất có thể là do bệnh lý mạch máu, nhưng cũng có thể do một loạt các nguyên nhân kể trên. Tuy nhiên, bạn luôn phải coi phù là biểu hiện không bình thường và là dấu hiệu tiềm tàng của bệnh do vậy bạn phải đến khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân của phù và giúp điều trị sớm và đạt hiệu quả nhất.

=============== *** ===============

Tôi bị đau bắp chân mỗi khi đi lại, đó có phải bị bệnh động mạch không ?


Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh động mạch ngoại biên là cảm giác chuột rút ở vùng đùi, hông và bắp chân xuất hiện khi đi bộ, trèo cầu thang hoặc khi gắng sức. Triệu chứng này đỡ hoặc hết khi được nghỉ ngơi dù chỉ vài phút. Cơ chế gây đau là khi cơ hoạt động, chúng cần được cấp máu nhiều hơn, nhưng do lòng mạch bị hẹp tắc bởi mảng xơ vữa, cơ bị thiếu máu nên gây ra triệu chứng đau. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu ôxi giảm xuống nên triệu chứng đau cũng giảm và hết. Hiện tượng đó gọi là đau cách hồi.

Nhiều người cho rằng đau chân là một triệu chứng thường gặp ở người già. Người bệnh thường cho rằng đó là triệu chứng của viêm khớp hay đau dây thần kinh toạ hay hiện tượng cứng khớp ở người già.

Đau chân do bệnh động mạch ngoại biên thường xuất hiện ở cơ (như cơ bắp chân) chứ không phải ở khớp.Với những bệnh nhân bị tiểu đường thì triệu chứng này có thể bị che lấp bởi triệu chứng đau, tê bì ở bàn chân hoặc đùi do biến chứng thần kinh, một biến chứng thường gặp của bệnh.

Triệu chứng nặng của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

- Đau chân không đỡ khi nghỉ ngơi.
- Vết thương ở ngón chân hay bàn chân khó lành.
- Hoại tử bàn chân, ngón chân.
- Chân bên bị bệnh lạnh hơn chân lành hoặc lạnh hơn so với các phần chi phía trên.

Nếu bạn có những cơn đau lặp lại nhiều lần, hãy đi khám và mô tả chi tiết cơn đau để bác sỹ có thể định hướng và có thể cho bạn làm những thăm dò cần thiết. Khi bạn bị bệnh lý động mạch, bắt mạch hai chân là biện pháp đơn giản để xác định xem mức độ tắc nghẽn mạch máu hai chi dưới. Khi có nghi ngờ dấu hiệu bệnh lý bệnh động mạch ngoại biên, siêu âm Doppler là biện pháp hiệu quả để xác định xem vị trí, mức độ hẹp tắc, khả năng can thiệp hay điều trị nội khoa, hay phẫu thuật đối với bệnh động mạch chi dưới.


=============== *** ===============

Tôi được chẩn đoán là đau cách hồi (hẹp động mạch chân), xin cho hỏi các phương pháp điều trị, phòng bệnh ?

Nguyên tắc điều trị bệnh động mạch ngoại biên là giảm triệu chứng đau và phòng những tiến triển xấu của bệnh như: cắt cụt chân, cơn đau thắt ngực hay đột quỵ. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị nào là thích hợp với bạn dựa trên tình trạng toàn thân và mức độ trầm trọng của bệnh.

Trong phần lớn các trường hợp, thay đổi lối sống, tập thể dục và dùng thuốc đều có thể làm chậm sự tiến triển hay đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Với những trường hợp tổn thương thiếu máu nặng, tuần hoàn bàng hệ kém, người bệnh có thể được xem xét điều trị bằng phương pháp can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nối để tránh biến chứng cắt cụt chi.

Luyện tập

Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh động mạch ngoại biên là thường xuyên luyện tập. Bác sĩ sẽ giúp bạn có một chương trình luyện tập phù hợp. Bạn có thể bắt đầu một cách từ từ như đi bộ, tập các bài tập dành cho chân và các bài tập khác từ 3 đến 4 lần/tuần. Biện pháp này có thể làm giảm triệu chứng của bệnh sau vài tháng. Tuy hiệu quả xuất hiện chậm nhưng đây là biện pháp điều trị cơ bản cho tất cả các bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại biên.

Tập luyện trong trường hợp có triệu chứng đau cách hồi như đi bộ có thể gây đau. Vì vậy, chương trình luyện tập bao gồm xen kẽ những đoạn đường đi bộ với nghỉ ngơi ; sau đó, quãng đường này được kéo dài dần và thời gian nghỉ giữa những lần đó cũng dần được rút ngắn nhằm tăng khoảng thời gian bạn có thể đi được trước khi xuất hiện đau chân. Chế độ luyện tập và theo dõi tại các trung tâm phục hồi chức năng là rất có ích cho bạn. Nếu bạn không có điều kiện đến các trung tâm phục hồi chức năng, hãy đề nghị bác sĩ giúp bạn lập một kế hoạch tập luyện phù hợp.

Chế độ ăn

Nhiều bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại biên có mỡ máu tăng cao. Bên cạnh việc dùng thuốc, một chế độ ăn ít cholesterol và mỡ bão hoà là rất cần thiết để giúp làm giảm mỡ máu, hạn chế tình trạng xơ vữa mạch.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị bệnh động mạch ngoại biên, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Do đó, hãy bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút. Nó sẽ giúp làm chậm tiến triển bệnh động mạch ngoại biên và các bệnh liên quan đến tim mạch khác.

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể được kê cho bạn thuốc hạ huyết áp và/hoặc thuốc điều chỉnh mỡ máu. Việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ cho bệnh động mạch ngoại biên cũng như nhồi máu cơ tim và đột tử. Các thuốc nhóm cilostazol, pentoinfylin sẽ giúp bạn cải thiện được quãng đường đi bộ nếu bạn bị đau cách hồi. Những thuốc này làm giảm độ nhớt của máu và giảm hình thành cục máu đông, cải thiện tốc độ dòng chảy. Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin, clopidogrel) cũng giúp phòng ngừa huyết khối gây nghẽn mạch.

Can thiệp điều trị qua đường ống thông

Với một số bệnh nhân, bên cạnh các phương pháp điều trị trên, họ cần được tiến hành can thiệp hay phẫu thuật. Phương pháp can thiệp bao gồm nong hay đặt stent động mạch, tương tự như đặt stent động mạch vành. Đây là phương pháp không phẫu thuật. Bác sỹ làm thủ thuật chỉ cần đưa một ống thông nhỏ qua da vào động mạch để lấy cục máu đông, sau đó dùng một quả bóng nhỏ bơm lên trong lòng mạch để nong rộng chỗ tắc. Một stent (giá đỡ kim loại đặc biệt) được đặt vào vị trí tắc nghẽn hạn chế tái hẹp.

Người bệnh cần nhớ đây không phải là biện pháp có thể giải quyết toàn bộ tình trạng bệnh của mình mà chỉ giúp cải thiện mức độ trầm trọng của bệnh. Sau can thiệp đặt stent, người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định và thực hiện các biện pháp luyện tập, điều chỉnh chế độ ăn như chỉ dẫn của bác sỹ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể cần thiết trong một số trường hợp như: tắc hoàn toàn một đoạn mạch máu dài và bạn có triệu chứng thiếu máu chi nặng. Trong phẫu thuật, bác sỹ sẽ lấy một đoạn mạch (thường là tĩnh mạch) từ một phần khác của cơ thể để bắc cầu nối qua chỗ tắc tới các mạch máu nuôi phần chi phía dưới chỗ tắc. Tương tự như sau can thiệp đặt stent động mạch, người bệnh sau đó vẫn cần tuân thủ tốt chế độ dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Việc lựa chọn biện pháp điều trị nào, dùng thuốc, đặt stent động mạch hay phẫu thuật sẽ căn cứ vào mức độ và tính chất tổn thương của bạn. Bác sĩ sẽ hội chẩn và quyết định xem phương pháp nào là thích hợp nhất với bạn.

Tóm lại, nếu bạn được chẩn đoán là bị bệnh động mạch ngoại biên, hãy tự trang bị cho mình bằng những hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh và làm thế nào để giảm bớt các yếu tố nguy cơ đó, nguyên tắc điều trị để giảm bớt triệu chứng và tiếp tục duy trì một cuộc sống khoẻ mạnh.

Lưu ý sau cùng

Bệnh động mạch ngoại biên không chỉ bản thân nguy hiểm mà nó còn là một chỉ báo bạn có thể đang bị các bệnh tim mạch khác đi kèm. Một khi bạn bị bệnh động mạch ngoại vi, nguy cơ bạn bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não cao hơn nhiều. Do vậy, hãy tìm hiểu và biết rõ thêm về :

- Các yếu tố nguy cơ tim mạch

- Bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim

- Các dấu hiệu cảnh báo biến cố tim mạch..


Nguồn :
vnha.org.vn/detail.asp?id=127
vnha.org.vn/detail.asp?id=128
vnha.org.vn/detail.asp?id=130


Searches related to bệnh đau bắp chân

  • đau bắp chân bệnh
  • đau bắp chân phải
  • đau bắp chân
  • đau nhức bắp chân




dau chan dau nhuc xuong khop

dau xuong khop sữa canxi

sua cho nguoi gia  thieu canxi





Các câu hỏi về bệnh đau chân chưa có câu trả lời

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục dau-chan. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2015/04/cac-cau-hoi-ve-benh-dau-chan-chua-co-cau-tra-loi-www-c10mt-com.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Thursday, April 2, 2015 DMCA com Protection Status