( Anlenevn ) 5 cách phòng ngừa đau xương khớp ở phụ nữ. Đau xương khớp là dạng phổ biến nhất của chứng viêm khớp, xảy ra khi sụn bảo vệ trên đầu xương mòn dần theo thời gian. Đau xương khớp có thể ảnh hưởng xấu đến bất kì khớp xương nào trong cơ thể, đặc biệt là khớp lòng bàn tay, đầu gối, hông và cột sống. Hiện chưa có phương pháp chữa trị cho bệnh này nhưng việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây có thể làm giảm tiến độ phát triển của bệnh, giảm đau và cải thiện chức năng của các khớp xương.
Bài viết liên quan : Đau xương khớp ở phụ nữ sau sinh ra sao ?
Kiểm soát cân nặng
Nếu bạn đang thừa cân, giảm cân ngay lúc này là cách phòng ngừa đau xương khớp hiệu quả nhất. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đau xương khớp. Phụ nữ bị béo phì có nguy cơ đau xương khớp cao gấp 4 lần phụ nữ không bị béo phì. Thừa cân làm căng các khớp, đặc biệt ở những nơi chống đỡ trọng lượng của cơ thể như đầu gối, hông và các khớp bàn chân, khiến cho sụn bị mòn đi. Việc giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể có thể giảm áp lực lên đầu gối, hông và lưng dưới. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng phụ nữ thừa cân nếu giảm được 5 kg hoặc giảm 2 điểm chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ giúp làm giảm nguy cơ đau xương khớp đến hơn 50%.
Vận động thường xuyên
Phụ nữ ngày nay thường ngồi hàng giờ trước máy vi tính để giải quyết công việc. Tuy nhiên, tư thế ngồi không đúng sẽ tạo điều kiện cho bệnh đau xương khớp phát triển sau này. Tư thế chuẩn có thể làm giảm căng thẳng lên các khớp quan trọng. Tập thể dục giữ cho xương khớp chắc khoẻ và là một phần thiết yếu trong việc phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng đau xương khớp. Các bài tập nhẹ như bơi lội, đạp xe và đi bộ giúp cơ thể vận động rất hiệu quả mà không tạo ra quá nhiều áp lực cho khớp.
Những người từng bị thương ở gối khi còn trẻ có nguy cơ bị đau xương khớp gối cao gấp 3 lần những người chưa từng bị thương trước đây. Những người bị tổn thương khớp gối trong độ tuổi trưởng thành cũng có nguy cơ đau xương khớp cao gấp 5 lần. Để phòng tránh thiếu canxi dẫn đến chấn thương trong lúc tập thể dục hoặc chơi thể thao, bạn nên:
- Giữ bàn chân phẳng trên mặt đất trong lúc duỗi người để tránh bị trẹo khớp gối
- Tiếp đất trong tư thế gập gối sau khi nhảy cao
- Luôn luôn khởi động trước khi chơi thể thao
- Để cơ thể hạ nhiệt sau những môn thể thao mạnh
- Mang giày thể thao có hỗ trợ giảm sốc và tăng độ bền
- Tránh tập thể dục trên đường nhựa và bê tông
- Khi bị thương phải được chữa trị kịp thời để tránh các di chứng về sau.
Ăn uống đúng cách
Những dưỡng chất quan trọng trong việc phòng ngừa đau nhức xương khớp bao gồm: Các axit béo omega-3. Các axit này vừa có lợi cho cơ thể vừa làm giảm tình trạng viêm khớp. Omega-3 có nhiều trong dầu cá và một số loại dầu thực vật chiết xuất từ quả óc chó, hạt cải, đậu nành, hạt lanh và ô liu. Vitamin C. Hấp thụ một lượng vitamin C vừa phải (120 - 200 mg mỗi ngày) làm giảm nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp gấp 3 lần. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước trái cây họ cam quýt, dâu, cà chua, bông cải xanh, củ cải xanh và các rau lá xanh khác, khoai lang và dưa đỏ.
Vitamin D
Những người mắc chứng đau xương khớp gối và có nồng độ vitamin D trong máu thấp có nguy cơ phát triển bệnh đau xương khớp cao gấp 3 lần những người có nồng độ vitamin D cao. Bạn có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể bằng cách ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, trứng, sữa canxi và ngũ cấp tăng cường vitamin D. Ngoài ra, cơ thể chúng ta cũng tự tổng hợp vitamin D khi da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Nghỉ ngơi, thư giãn
Căng thẳng, mệt mỏi nói chung không tốt cho cơ thể của bạn. Nó có thể khiến bạn mất ngủ và trầm cảm, ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khoẻ nói chung. Các biện pháp thư giãn như thiền và yoga có thể làm giảm mức độ căng thẳng và giúp bạn nâng cao sức khoẻ.
Nguồn Anlenevn