• Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan

Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan

( Tâm Gà www.c10mt.com ) Sáng kiến kinh nghiệm - Giải pháp chuyên môn. Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan. Trẻ em là tương lai của đất nước. Vì vậy trong nhiệm vụ giáo dục hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng. Muốn trở thành người có ích cho xã hội thì cần hội đủ hai điều kiện: đức và tài như Bác Hồ đã từng nói: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đức thì là người vô dụng". Câu nói ấy của Bác vô cùng thấm thìa trong lòng mỗi thầy, cô giáo chúng ta.

Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan www.c10mt.com


Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan


Muốn phát triển con người toàn diện, muốn đào tạo nhân tài của đất nước, chúng ta không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hoá mà còn phải làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho các em. Đặc biệt là giáo dục các em học sinh Tiểu học. Người xưa đã dạy: "Dạy con từ thuở còn thơ". Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học, nhận thấy việc giáo dục hành vi đạo đức cho các em là vô cùng cần thiết. 

Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước.

Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát tiển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là : "Tài và Đức".

sáng kiến giáo dục giải pháp chuyên môn www.c10mt.com



Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy, việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học.

Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh thuộc dạng cá biệt chưa ngoan, mất lễ phép với người lớn yếu kém về đạo đức. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, học lực kém dẫn đến bỏ học làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học và ảnh hưởng đến toàn trường, sâu xa hơn là gánh nặng của xã hội.

Là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nán để giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời tiến bộ qua từng ngày. 

Trong việc thực hiện các nề nếp, việc tham gia thực hiện các phong trào do Liên đội cũng như nhà trường phát động trong học sinh, nhà trường và Liên đội luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan, chưa lễ phép từ những việc làm đơn giản như: Đi thưa về trình, biết chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ, với thầy cô và người lớn...

Cơ sở lý luận trong giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan


Giáo dục là một quá trình liên tục, giáo dục suốt đời, giáo dục Tiểu học có tính chất nền tảng trong hệ thống giáo dục, nhằm chuẩn bị cho học sinh, thanh niên trực tiếp bước vào đời. Đối với học sinh, không phải em nào cũng ngoan ngoãn nghe theo lời của thầy, cô giáo, có những em đến trường không tuân theo nội quy của nhà trường, thiếu lễ phép, gây mất trật tự trong lóp học, ... 

Đối tượng những học sinh này thì số lượng không nhiều nhưng nó lại là vấn đề cần phải quan tâm. Nhiều lúc, có nhiều giáo viên phải đau đầu, nhức óc không biết dành bao nhiêu thời gian cho những học sinh cá biệt này.

Học sinh chưa ngoan chưa lễ phép là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ thường ngày trẻ chưa ngoan, chưa lễ phép còn được gọi là trẻ “khó dạy”, “chậm tiến”...

Giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác chủ nhiệm. Đạo đức học sinh trong lớp quyết định nề nếp thi đua của lớp được nâng cao, đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt, chuyên cần, duy trì sĩ số. 

Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, là người quản lý những hoạt động của lớp học, là người triển khai mọi hoạt động của nhà trường đến từng học sinh.

Cơ sở thực tiễn trong giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan


Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, mỗi giáo viên cần xác định nhiệm vụ chủ yếu đối với học sinh là giáo dục, giáo dưỡng. Trong quá trình giảng dạy ta không nên coi nhẹ hai nhiệm vụ, bởi giáo dục và giáo dưỡng mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục mới. Có giáo dục tốt từng học sinh cá biệt trong lớp thì tập thể mới đi lên, mới vững mạnh, mới tạo ra thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất - nhân cách mới xứng đáng là những con người trong xã hội.

Đấv chính là điều mà tất cả chúng ta phải trăn trở trước thực trạng hiện nay, vì thế, các giáo viên cùng nhau đưa ra một số vấn đề về “Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan” để chúng ta cùng nhau nghiên cứu. Bởi lẻ, điểm tựa vững chắc nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong đó đặc biệt quan trọng là giáo viên chủ nhiệm.

Khảo sát tình hình thuận lợi và khó khăn


Nếu so về mặt thuận lợi, thì Tâm Gà thiết nghĩ đó là do có nền tảng từ sự quan tâm kịp thời, và đúng thời điểm của chính quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường, và phải có sự nhiệt tình của hội phụ huynh, cùng tập thể các thầy cô giáo viên trong ngôi trường. Là nơi có những bề dày thành tích và truyền thống hiếu học. Cũng là một trong những địa bàn đã hoàn thành phổ cập giáo dục thành công.

Còn nếu xét về mặt khó khăn trong vấn đề khảo sát tình hình, giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là phần lớn : các em học sinh rất hiếu động, đua đòi theo phim ảnh và một số trò chơi trên Internet. Các em học sinh địa bàn con em đa số là lao động, có trình độ dân trí chưa cao, điều kiện cho con cái học hành còn gặp nhiều khó khăn. Những phát triển của khoa học kỹ thuật đã nâng cao chất lượng cuộc sống, gây ra những biến động về giá trị đạo đức: tự do ngôn luận, tính lễ phép, tính trung thực, tính chăm chỉ bị suy thoái trầm trọng so với những năm học trước.

Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box


Các tìm kiếm liên quan đến giáo dục đạo đức

  • giáo dục đạo đức là gì
  • giáo dục đạo đức trong nhà trường
  • giáo dục đạo đức lối sống
  • giáo dục đạo đức cho học sinh
  • khái niệm giáo dục đạo đức
  • khái niệm giáo dục đạo đức là gì
  • giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
  • giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới


Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục Giao-duc-dao-duc. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2015/05/giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-chua-ngoan.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Wednesday, May 13, 2015 DMCA com Protection Status