( www.c10mt.com ) Bí quyết xương chắc khỏe cho cuộc sống năng động. Bạn bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu sức khỏe xương ở tuổi trung niên hoặc bạn quan tâm đến việc xây dựng cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Hãy gửi câu hỏi đến chuyên gia Anlene, và nhận câu trả lời và dành cơ hội nhận được những giải thưởng hấp dẫn từ Anlene.
Chuyên Gia Anlene - Cô Linh RateAu ( Huấn luyện viên ) và cô Lê Anh Thư ( Chủ tịch Hội Loãng Xương HCM ) sẽ trả lời những câu hỏi thắc mắc mà các bạn đưa ra tại đây.
- Câu hỏi số 01 : Tại sao tôi hay bị đau vùng thắt lưng.
Trả lời : Thân gửi Người giấu tên. Xin chào bạn, Chuyên gia Anlene xin trả lời thắc mắc của bạn: "Tại sao tôi hay bị đâu ở vùng thắt lưng?" Câu hỏi của bạn chưa cụ thể về giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe nên rất khó để chúng tôi trả lời cụ thể vào trường hợp của bạn. Chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số kiến thức chung về các nguyên nhân có thể gây đau vùng thắt lưng như sau:
- Loãng xương: Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên chứng đau lưng ở phụ nữ lớn tuổi. Vì khung xương phụ nữ nhỏ hơn và khối xương nhẹ hơn so với nam giới, nên tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ chiếm phần lớn (70%). Khi bị loãng xương, độ cao của các đốt sống bị giảm đi làm giảm chiều cao, giảm sức chịu lực và giảm khả năng vận động của cột sống. Mặt khác, ở quanh tuổi 50, có sự thay đổi đột ngột hormone estrogen của buồng trứng nên loãng xương và chứng đau lưng của phụ nữ thường đến sớm hơn và nặng nề hơn. Chính vì vậy, chị em nên thường xuyên vận động, bổ sung canxi và tận dụng ánh nắng mặt trời (vitamin D tự nhiên) và bổ sung estrogen kịp thời (với sự tư vấn của bác sĩ) để phòng ngừa loãng xương.
- Mang thai: Khi mang thai, sức chống đỡ của các cơ bụng giảm đáng kể, cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn. Ngoài ra, tư thế ngồi không đúng, hàm lượng hormone thay đổi cũng khiến các khớp xương ở vùng thắt lưng trở nên lỏng lẻo. Những cơn đau này thường chấm dứt sau khi sinh con. Vì vậy, phụ nữ mang thai phải kiểm soát trọng lượng cơ thể, tập vận động nhẹ thường xuyên, tránh khom lưng, xoay người, mang vật nặng, ngồi lâu hay đứng lâu một tư thế.
+ Khi lao động : các công việc phải mang, vác, xách nặng … đều ảnh hưởng tới cột sống và có thể gây đau lưng. Chị em không nên làm quá sức, không nên dùng quá sức, cần có các phương tiện hoặc có người hỗ trợ.
+ Khi làm việc nhà, chị em thường cúi xuống quét nhà, lau nhà, khom lưng trong một thời gian dài rất dễ gây áp lực cho cột sống. Chị em nên vừa dọn vừa nghỉ ngơi, không nên khom lưng quá lâu.
- Ít vận động hoặc vận động không đúng: Đa phần chị em công sở thường ngồi hơn 7 tiếng đồng hồ một ngày, đau lưng đã trở thành căn bệnh thường xuyên. Nếu ngồi một tư thế hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài sẽ khiến các cơ ở dọc cột sống bị co cứng, các đĩa đệm bị dồn nén gây đau, mỏi lưng. Chị em nên ngồi đúng tư thế, thay đổi tư thế, tập vận động giữa giờ… Sau các giờ làm việc nên đi bộ, đạp xe, đi bơi, … để cải thiện tình trạng này.
- Các bệnh lý liên quan: Đau lưng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm thân đốt sống và đĩa đệm, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… thậm chí những người bị ung thư vú hoặc các loại ung thư khác di căn đến xương cũng gây đau lưng. Đau lưng cấp tính thường hồi phục sau 4 tuần, nếu vượt quá thời gian này nên đi khám bác sĩ.
- Mãn kinh: Ở tuổi mãn kinh, nhiều chị em có thể bị đau lưng, có 3 nguyên nhân chính gây đau lưng ở lứa tuổi này :
+ Giảm khối lượng xương sinh lý, loãng xương sau mãn kinh+ Sự co cứng của hệ thống dây chằng gân cơ quanh cột sống
+ Sự thoái hóa của các đĩa đệm giữa các đốt sống.
- Một số thói quen :
+ Đi giầy cao gót : buộc bạn phải ưỡn lưng, gây áp lực không đều lên các đốt sống, làm căng cưng các cơ cạnh cột sống gây đau lưng và sớm bị thoái hóa cột sống và đĩa đệm. Các bạn nữ nên chọn giày có độ cao vừa phải để không làm lưng mình bị đau.
+ Ăn uống : Chế độ ăn tốt cho lưng, giảm quá trình viêm và thoái hóa bao gồm ngũ cốc nguyên cám, đậu nành, protein và các loại trái cây tươi. Quá nhiều cafein và thực phẩm chế biến sẵn sẽ không tốt cho bạn.
+ Vận động cột sống thường xuyên sẽ làm tăng tuần hoàn tại chỗ, tuần hoàn máu bình thường sẽ mang chất dinh dưỡng đến vùng cột sống và đĩa đệm, giúp loại bỏ các chất cặn bã, giảm tình trạng viêm và thoái hóa
Trân trọng, Chuyên gia Anlene.
- Câu hỏi số 02 : Làm sao cho xương chắc khỏe ?
Trả lời : Thân gửi mai van hung. Xin chào bạn,Câu hỏi của bạn chưa có cụ thể về giới tính, độ tuổi và tình trạng sức khỏe nên không thể nêu cụ thể. Chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số kiến thức chung để giúp xương chắc khỏe. Để có một bộ xương chắc khỏe, ngoài vấn đề di truyền và yếu tố cơ địa mà mỗi con người đều được thừa hưởng từ thế hệ trước, có 2 vấn đề chính cần quan tâm trong suốt cuộc đời là: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chế độ vận động phù hợp để hệ thống xương được phát triển và hoàn thiện.
1. Chế độ dinh dưỡng:
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu canxi, vitamin D, các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất cho cơ thể theo từng lứa tuổi và tình trạng cơ thể. Theo nghiên cứu năm 2011 của Viên Dinh dưỡng Quốc gia, khẩu phần ăn của đa số người Việt tại nước ta chỉ cung cấp được khoảng 50% nhu cầu canxi cho cơ thể, vì vậy mọi người đều cần bổ xung khoảng 50% còn lại từ các nguồn thực phẩm giầu canxi và khoáng chất. Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa được coi là nguồn cung cấp canxi chủ yếu cho loài người vì vậy sử dụng các loại sữa giàu canxi (như sữa Anlene), bổ sung thêm vitamin D và khoáng chất có nhiều lợi ích cả cho xương khớp và sức khỏe chung, với 2 ly sữa một ngày là bù đắp đủ lượng canxi thiếu hụt. Ngoài ra sữa Anlene còn cung cấp thêm một số dưỡng chất và khoáng chất cần thiết khác như protein, sắt, kẽm, vitamin K2, vitamin A, vitamin B12...
2. Chế độ vận động:
Vận động cơ thể là một trong những hoạt động mang lại nhiều lợi ích tốt cho cơ thể, tăng cường sự vững chắc của xương, sự mềm mại dẻo dai của cơ bắp, gân và dây chằng, sự thăng bằng, linh hoạt của cơ thể và đặc biệt rất tốt cho sự phối hợp vận động của các cơ và khớp. Trong quá trình vận động chung, bạn có thể tập bổ sung hàng ngày một số bài tập chạy bộ, uốn dẻo, kéo dãn cơ thể, tập yoga, giữ thăng bằng… đó là những bài tập tốt cho sự linh hoạt, dẻo dai, khỏe mạnh của hệ cơ xương khớp.
Lưu ý :- Chế độ dinh dưỡng và vận động cần được thực hiện đều đặn, hàng ngày
- Cần duy trì lối sống lành mạnh, không hút thuốc, hạn chế rượu bia
- Phòng tránh té ngã, kiểm tra nhà cửa, kiểm tra thị lực…, loại trừ các yếu tố nguy cơ tế ngã bằng cách tăng cường ánh sáng, sắp xếp đồ đạc gọn gàng.
- Tham vấn với bác sĩ về tình trạng dinh dưỡng, thói quen vận động, tình trạng xương và các yếu tố nguy cơ của bạn. Các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp và kê toa để giúp bạn bảo vệ xương và giảm nguy cơ gãy xương (nếu cần).
BẠN CÓ BIẾT: ANLENE BONEMAX MỚI với công thức cải tiến BoneMax chứa:
- Hàm lượng CHUẨN canxi và vitamin D, đáp ứng đủ 100% nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y tế Việt Nam
- Hệ dưỡng chất mới BoneMax có bổ sung FOS-Inulin giúp hấp thu canxi tốt hơn.
Hai ly Anlene mỗi ngày cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Chi tiết bạn vui lòng truy cập Website Anlene đề biết thêm thông tin.
Trân trọng, Chuyên gia Anlene.
- Câu hỏi số 03 : Có nhiều bài tập bắt người bệnh thoát vị đĩa đệm bắt phải gập người xuống. Sao bác sĩ sặn không cho khom lưng, cái nào đúng xin hỏi ?
Trả lời : Thân gửi Huỳnh Trí. Xin chào bạn, Bình thường, đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, xung quanh cấu tạo bởi các cung xơ, ở giữa là nhân cứng gelatin (còn gọi là nhân đệm), đĩa đệm có vai trò chống shock, phân tán lực và tạo tính mềm dẻo cho cột sống. Cung xơ có vai trò giữ cho nhân đệm nằm trong đĩa liên đốt sống, nhân đệm nằm chính giữa đĩa đệm, xung quanh có các cung xơ. Khi nhân đệm bị đẩy nhô ra và băng qua khỏi cung xơ gọi là thoát vị đĩa đệm, thoát vị di chuyển và xuyên qua ngoài dây chằng, ép vào các rễ thần kinh tương ứng gây đau cột sống vùng tổn thương, khi nhân đệm chui ra khỏi cung xơ gây ép tuỷ. Một số người có thoát vị đĩa đệm nhưng không nhận thấy triệu chứng vì thoát vị không chèn ép thần kinh, chính vì vậy tỷ lệ thoát vị đĩa đệm khó đánh giá.
Cột sống có ba đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất kỳ đoạn nào của cột sống. Khoảng 95% thoát vị đĩa đệm ở đoạn cột sống thắt lưng. Trong trường hợp này thoát vị có thể gây đau vùng thắt lưng gọi là đau thắt lưng. Nếu thoát vị ép vào rễ của thần kinh toạ có thể gây đau dọc mặt sau của chân, ta gọi là đau thần kinh toạ. Thoát vị đĩa đệm hay gặp những người tuổi từ 35 - 55 tuổi, nam hay gặp hơn nữ liên quan thể lực khoẻ, liên quan nghề nghiệp hoặc chơi thể thao.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:
- Người ta nhận thấy thoát vị có liên quan đến tuổi, do thoái hoá đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo, mất trương lực, mất tính đàn hồi, giảm chiều cao.
- Các động tác đột ngột ở tư thế xấu hoặc nâng vật nặng ở vị trí xoay cơ thể.
- Những người quá béo hoặc phụ nữ thời kỳ mang thai tăng lực ép lên cột sống
- Một số người do ảnh hưởng yếu tố di truyền nên có thể thấy thoát vị đĩa đệm từ lúc còn rất trẻ.
Các biểu hiện của Thoát vị đĩa đệm
Theo thống kê cho thấy, TVĐĐ phụ thuộc các yếu tố như: nam giới bị nhiều hơn nữ. Thường gặp ở độ tuổi lao động từ 20 – 50 tuổi. Dưới 18 và trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống; đặc biệt sự thoái hoá đĩa đệm. Nói chung theo thời gian đĩa đệm sẽ thoái hoá nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hoá nhanh hơn. Do đó có người thoát vị rất sớm dù không phải lao động nặng.
Ngày nay, nhờ các kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cột sống mà hình ảnh thoát vị đĩa đệm sẽ được phát hiện, mặc dù hình ảnh thoát vị đĩa đệm có giống nhau giữa người này và người khác, song biểu hiện triệu chứng lại có thể khác nhau. Một số người có thể có thoát vị đĩa đệm nhưng không có triệu chứng đau lưng, nhưng ở một số người thoát vị đĩa đệm gây đau khủng khiếp. Đôi khi thoát vị đĩa đệm ép vào rễ thần kinh, thường gặp nhất là đau thần kinh tọa trên bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.
Thái độ trước tiên để giảm áp lực cho cột sống, cần nằm nghỉ trên giường và dùng thuốc giảm đau và giảm viêm. Phần lớn, các trường hợp thực hiện như trên là đủ để giảm triệu chứng đau và hết bị thoát vị đĩa đệm do các khối thoát vị trở lại vị trí cũ.
- Nghỉ ngơi: Trong giai đoạn cấp của bệnh thì nằm nghỉ là chính. Nằm ngửa trên giường có mặt phẳng cứng (tuyệt đối không nằm nệm); co nhẹ hai khớp gối và háng nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm và làm chùng khối cơ thắt lưng. Có thể nằm 2 – 3 tuần nếu nặng, bình thường phải 1 tuần. Sau đó có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, nhưng tuyệt đối không được cúi người nâng vật nặng, tránh mang xách không cân đối làm lệch người, hoặc lao động nặng. Sau 6 tháng có thể sinh hoạt và vận động bình thường.
- Vật lý trị liệu: Giảm đau bằng chườm nóng (Đông y thường chườm bằng lá ngải sao nóng rất hiệu quả) hoặc dùng điện châm, châm cứu, laser…
- Các thuốc thường dùng giảm đau, chống viêm như aspirin, paracetamol kết hợp các thuốc chống viêm, giãn cơ, an thần nhẹ, vitamin nhóm B.
- Kéo giãn cột sống thắt lưng và nắn chỉnh cột sống, tiêm thuốc vào đĩa đệm được chỉ định và thực hiện ở các đơn vị chuyên khoa về xương khớp.
- Ngoại khoa rất ít khi phải can thiệp, tuy nhiên khi có thoát vị phối hợp với yếu tay chân hoặc liệt tay chân hay có biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện hoặc điều trị nội khoa không kết quả thì cần can thiệp ngoại khoa sớm. Trường hợp đau cấp và đau nhiều nằm nghỉ trên giường một vài ngày và dần dần trở lại các hoạt động bình thường để tránh teo cơ và yếu cơ lưng…
Như vậy, các tư thế sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi không đúng đều là nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm và làm bệnh nặng thêm, do vậy để khi bị thoát vị đĩa đệm nên tăng cường vận động (cúi, ngửa, xoay), nhưng tránh đột ngột, tránh sai tư thế và đặc biệt không bưng, mang, xách, vác… vật nặng.
Đón xem tiếp phần 2 cùng chuyên gia với những câu hỏi tại link bên dưới đây :
http://www.c10mt.com/2015/05/hoi-goc-chuyen-gia-sua-canxi-anlene-phan-2.html
Nguồn : http://www.anlenevn.com/cuoc-song-ven-toan/goc-chuyen-gia