( Đau nhức xương khớp www.c10mt.com ) Nhận dạng cơn đau khớp ở người già. Khớp đau, sưng, giảm cử động, co cứng là những dấu hiệu thường thấy. Khớp bị co cứng vào sáng sớm khi thức dậy hoặc sau một thời gian bất động, kéo dài cả nửa giờ đồng hồ. Khi ngâm tay trong nước ấm hoặc tập co cơ khớp thì khớp có thể bớt cứng đi. Bị đau khớp khi có những thay đổi tại khớp như viêm màng dịch, viêm dây chằng, sự tiêu hao sụn, co thắt bắp thịt.
*** Bài viết liên quan : Năm cách đơn giản phòng tránh đau xương khớp
Nhận dạng cơn đau nhức xương khớp ở người già
Có những cơn đau nhức xương khớp bất thình lình khi thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh, ẩm, đặc biệt là ở khớp đầu gối. Ban đầu khớp đau âm ỉ, vừa phải, khi tăng cử động khớp thì cơn đau càng tăng theo. Ban đêm ngủ có thể bị những cơn đau khớp hành hạ.
Sau một thời gian có thể dẫn tới mất chức năng của khớp, người bệnh khó thực hiện các cử động thông thường như cài cúc áo, cột dây giày, cầm lược chải đầu, đứng lên ngồi xuống... Các trường hợp bị viêm khớp khó mà lành hẳn nhưng sau một năm, chứng đau nhức thường giảm bớt. Sự thoái hóa làm mòn hết sụn, hai đầu xương tiếp tục cọ xát vào nhau trở nên nhẵn bóng như ngà.
Đau khớp ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người già. Đó là cảm giác khó chịu, đau nhức, tê buốt tại các khớp xương và bị hành hạ nhiều về ban đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người cao tuổi. Người bệnh cảm thấy buồn phiền và ngại cử động dẫn tới các khớp trở nên tê cứng và ngày càng bệnh nặng thêm. Thêm vào đó, nếu không phát hiện sớm để điều trị và dự phòng thì hậu quả khó lường trước.
Phòng và chữa trị đau nhức cho người già. Khi bị đau nhức khớp, người bệnh nên tới các trung tâm y tế, bệnh viện để thăm khám. Tốt nhất là chuyên khoa khớp để xác định nguyên nhân gây tổn thương khớp để có chỉ định điều trị sớm.
Để phòng ngừa bệnh, vào mùa lạnh người già cần được giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tại vị trí các khớp. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu. Như vậy sẽ làm nóng vùng xung quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp.
Ra đường cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất. về chế độ dinh dưỡng, cần có chế độ hợp lý để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân và đầy đủ các vi chất cần thiết. Nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3, các loại rau lá xanh và trái cây nhiều vitamin c, hạn chế các thực phẩm giàu axit béo omega-6. Hàng ngày, nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh đau nhức xương khớp
01. Ngải cứu trắng nướng nóng: Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì...) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
02. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng: Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
03. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g: Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.
04. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5 - 10g lá lốt phơi khô (15 - 30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn 1 phần 2 bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Moi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, môi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
05. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20 - 30g) sắc với 400ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lẩn trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
06. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mạn tính: Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.
07. Gừng với rượu: Cách 1: Gừng với rượu mùi. Lấy gừng tươi 200 thái nhỏ đập dập ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ 120g, rượu mùi 400ml cho vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi ngủ uống 1 ít cho ra mồ hôi. Cách 2: Rượu vỏ gừng. Gừng rửa sạch, cạo lấy khoảng 1 thìa còn vỏ sấy khô. Cho vỏ gừng vào 100 ml rượu trắng để uống hàng ngày.
08. Rượu trắng, lá đào: Hâm nóng 150ml rượu trắng. Lấy 1 lượng lá đào tươi vừa đủ bóp nát tẩm rượu vừa hâm nóng rửa vào chỗ đau trước khi ngủ. Sẽ làm giảm đau nhức mỏi các khớp.
09. Đu đủ ngâm rượu: Lấy 1 quả đu đủ ngâm vào 0,5 lít rượu trắng trong 2 tuần lễ. Uống 1 ly nhỏ hâm nóng trước khi đi ngủ làm giảm các cơn đau khớp dạng thấp.
10. Dâu tươi ngâm rượu trắng: Lấy 100g dâu rửa sạch, giã nát đựng trong túi vải ngâm với 0,5 lít rượu đậy nút kín trong 3 ngày. Uống 1 lẩn 1 ly nhỏ, làm giảm các cơn đau khớp dạng thấp.
Đau nhức là thế, nhưng mỗi một con người khi sinh ra và lớn lên trải qua sinh lão bệnh tử cho hết một kiếp người không có gì là không thể đối mặt được, sống khỏe mạnh, không lo âu, bệnh tật đến đâu rồi cũng sẽ khỏe. Dưới đây là các phương pháp dưỡng sinh nâng cao thể lực, cùng với các động tác yoga giúp người già "người cao tuổi" sống khỏe đẩy lùi bệnh tật.
Ba phương pháp dưỡng sinh nâng cao thể lực cho người cao tuổi
01. Luyện thở và thư giãn:
A. Thở sâu và thở bốn thì: Thở sâu: Hít vào từ từ, cho bụng và ngực phình lên sau đó thở đầy khí ra từ từ, thở cách đều đặn, giữ nhịp nhàng mỗi phút khoảng 6 đến 8 lần. Sau khi thở sâu bước sang giai đoạn thở bốn thì:
• Thì 1: Hít vào đều, sâu, cổ, ngực, bụng phình lên chiếm khoảng 1 phần 4 hơi thở.
• Thì 2: Giữ hơi độ 1 phần 4 thời gian để cho sự trao đổi oxy và khí cacbonac hoàn chỉnh.
• Thì 3: Thở ra một cách tự nhiên, thoải mái không gượng ép, không kìm hãm.
• Thì 4: Thả lỏng hoàn toàn cơ thể để các cơ và dây thần kinh nhằm làm ấm, tay chân, mỗi phút khoảng 4 hơi thở.
B. Luyện thư giãn: Nằm thả lỏng cơ thể cách thoải mái, mắt nhắm lại, để các dây thần kinh không bị kích thích. Lòng thanh thản không suy nghĩ. Buông xuôi các cơ vân để làm giãn các cơ trơn, thư giãn các cơ và toàn bộ cơ thể trong trạng thái nghĩ ngơi. Đó là cách luyện tập bỏ đi ức chế và giảm stress. Cần tập trung ý chí thực hiện và luyện tập thở sâu đều đặn, nhịp nhàng làm cho các trung tâm thần kinh thở được kích thích ta sẽ xây dựng được quá trình hưng phấn và ức chế một cách chủ động.
02. Xoa bóp và xoa bóp điểm huyệt: Tự xoa bóp các giác quan, xoa bóp mặt và đầu, xoa mi mắt, hai vành tay, mũi, miệng, xoa dọc theo hai bên má. Sau đó xoa đến từng bộ phận cơ thể: cổ, ngực, lưng, hai cánh tay, bụng và đôi chân. Xoa bóp phải vừa sức, nhẹ nhàng và xoa trực tiếp để lòng bàn tay tiếp xúc đến da thịt. Tập trung vào các động tác xoa, làm đến đâu theo dõi đến đó, và kết hợp hơi thở đều đặn. Trong quá trình xoa bóp, trên cơ thể chúng ta có rất nhiều huyệt đạo nếu biết cách bấm vào đúng vị trí huyệt sẽ tăng khả năng tiêu hóa, bài tiết, an thần, phòng cảm mạo.
03. Luyện tập chống xơ cứng: Áp dụng các động tác luyện tập chống xơ cứng kết hợp với động tác yoga kiểu ngổi thiển. Động tác vận động chân không: ưỡn lưng, ưỡn ngực, cuối gập người và xoay cổ tay cổ chân... Với những bài tập trên sẽ ảnh hưởng tốt vể mặt tâm lý và sinh lý cho người già. Xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động đến da và các cơ quan cảm giác dưới da.
Xoa bóp làm giãn tĩnh mạch và có ảnh hưởng tốt đến hệ tiêu hóa, hô hấp cũng như quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, thở sâu thì làm cho khí huyết lưu thông có tác dụng xoa bóp các cơ quan bên trong cơ thể. Luyện thư giãn tốt sẽ luyện được quá trình ức chế và làm các dây thẩn kinh vững mạnh làm chủ được các giác quan của người cao tuổi đang trong quá trình lão hóa.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Searches related to dau nhuc xuong khop o nguoi gia
- dau nhuc xuong khop toan than
- dau nhuc xuong canh tay
- dau nhuc xuong khop uong thuoc gi
- cach chua dau nhuc xuong khop
- thuoc dau nhuc xuong khop
- dau nhuc xuong khop ban tay
- dau nhuc co
- đau nhức toàn thân