• Thiếu canxi uống thuốc gì đối với trẻ em là tốt nhất

Thiếu canxi uống thuốc gì đối với trẻ em là tốt nhất

( Thiếu canxi www.c10mt.com ) Trẻ bị thiếu canxi uống thuốc gì là tốt nhất ? Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi và vitamin D sẽ gặp nhiều bệnh như giật mình, quấy khóc. Thiếu canxi uống thuốc gì đối với trẻ em là tốt nhất.

Thiếu canxi uống thuốc gì đối với trẻ em là tốt nhất www.c10mt.com


*** Bài viết liên quan khác : Đi tìm nguyên nhân của bệnh thiếu canxi trong máu

Khi trẻ có biểu hiện quấy khóc, ngủ không ngon giấc, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi nhất là khi ngủ, thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, răng sâu. Nặng hơn là mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, chậm tăng chiều cao và nhận thức chậm…Có nghĩa là cơ thể của trẻ đang bị thiếu canxi và các bậc cha mẹ cần phải bổ sung nhanh chóng.

Có nhiều cách bổ sung canxi cho trẻ như từ thức đơn bữa ăn, ánh nắng mặt trời, sữa tươi… ngoài ra cha mẹ còn có thể bổ sung bằng các loại thuốc, dược phẩm hỗ trợ, chức năng. Vậy trẻ bị thiếu canxi uống thuốc gì là tốt và thích hợp?  Đây là băn khoăn của không ít các bậc phụ huynh vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ canxi cho trẻ.

Đối với những trẻ bị thiếu canxi nên dùng các loại thuốc có thành phần là canxi Canxi, Vitamin D3, Lysine, nhóm vitamin B, khoáng chất… Là một trong những thuốc hỗ trợ hữu ích cho trẻ thiếu canxi, được các chuyên gia đánh giá cao và được nhiều bậc cha mẹ tin dùng.

Với thành phần chính là Canxi nano, Vitamin D3 bổ sung lượng canxi và vitamin D cần thiết cho hệ xương và răng được phát triển vững chắc, phòng chống còi xương, giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh. Hơn nữa, với kích thước siêu nhỏ của Beta-calnano (canxi nano có kích thước nhỏ hơn 60nm), canxi trong sản phẩm có ưu thế nổi bật là khả năng vượt qua hàng rào máu não tốt, giúp hệ thần kinh ổn định, kích thích sản xuất melatonine. 

Menamin là yếu tố quan trọng giúp hệ thần kinh thư giãn, từ đó giúp trẻ ngủ ngon, giảm tình trạng trằn trọc, quấy khóc về đêm. Ngoài ra còn có lysine có tác dụng kích thích thèm ăn và tiêu hóa ở trẻ do lysine hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể (thể hiện ở mức lưu giữ nitơ) và cải thiện chức năng gan. Các nhóm B và khoáng chất giúp trẻ tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và tráng được tình trạng cơ thể phải huy động canxi từ xương vào máu.

Hơn nữa được bào chế dưới dạng siro, giúp trẻ dễ hấp thu và có thể hấp thu tối đa lượng canxi, vitamin , kẽm và các thành phần khác trong sản phẩm giúp đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng sản phẩm.

Siro cũng rất dễ sử dụng, bạn có thể dùng kèm với các bữa ăn hoặc cho trẻ uống ngày 2 lần theo chỉ định. Ngoài ra nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia và bác sĩ để nhận biết thể trạng thiếu canxi của trẻ và có thế dùng sản phẩm đạt kết quả như mong muốn.

Trẻ sơ sinh thiếu canxi uống thuốc gì ?


Tổng hợp toàn bộ các câu hỏi và giải đáp từ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trẻ em về sự cần thiết của canxi và vitamin D đối với trẻ sơ sinh, và những bệnh thường gặp của trẻ nếu thiếu canxi và vitamin D sẽ gây nguy hại như thế nào. Hướng dẫn bổ sung vitamin D đúng cách. Bổ sung canxi là việc mỗi người đều biết nhưng có phải ai cũng hiểu cách bổ sung canxi một cách khoa học? 10 câu hỏi đi kèm giải đáp sau đây sẽ giúp bạn.

Trẻ trong bào thai có lấy canxi từ cơ thể mẹ không ? Có thể. Thai nhi trong tử cung dần dần lớn lên và cần nhiều canxi để kiến tạo xương, đặc biệt là thai nhi sau 3 tháng. Nếu bà bầu chưa dung nạp đầy đủ canxi, thai nhi sẽ giành hết canxi trong xương của mẹ. Vì vậy, bà bầu và thời kỳ cho con bú cần ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, cũng có thể uống viên bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, có một thông tin tốt là, canxi mất đi trong giai đoạn bầu và cho con bú có thể hồi phục sau này.

Có thể có được canxi từ trong rau không ? Đáp án: Có thể. Chúng ta đều biết uống sữa bổ canxi nhưng lại ít người biết rằng nhiều loại rau xanh như cải ngồng, cải bắp, cải xanh cũng có không ít canxi. Các đồ hộp từ cá cũng chứa canxi vì xay nhuyễn xương trong đó, ví dụ như cá hồi, cá mòi. Nếu không dung nạp đủ canxi, nguy cơ loãng xương sẽ tìm đến làm phiền trẻ.

Giảm dung nạp canxi giúp phòng chống sỏi thận không ? Không thể. Mặc dù bệnh sỏi thận là do canxi oxalate cấu thành, nhưng canxi trong thực phẩm không phải là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều canxi sẽ tăng nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, phòng chống bệnh sỏi thận nên bổ sung lượng canxi thích hợp, không nên quá nhiều hay quá ít.

Canxi trong loại sữa nào nhiều nhất ? Sữa chua. Sữa chua nhiều canxi hơn phomat. Một cốc khoảng 227g sữa chua có thể cung cấp 1/3 lượng canxi cần mỗi ngày cho cơ thể. Nước cam, sữa đậu nành cũng là nguồn canxi dạng mềm tốt. Khi uống các đồ uống có canxi mềm hóa, không nên quên lắc đều trước, bởi vì chất canxi thông thường sẽ đọng ở đáy hộp.

Độ tuổi nào cần canxi nhiều nhất ? Thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên từ 10 -20 tuổi xương cốt phát triển rất nhanh, lúc này cần nhiều canxi, mỗi ngày ít nhất dung nạp 1300mg. Tức là mỗi ngày 2 cốc sữa, 1 cốc nước cam mềm hóa canxi hoặc 1 cốc sữa đậu cao canxi, 1 cốc sữa chua là đủ. Người trưởng thành thông thường cần ít canxi hơn, khoảng 1000mg/ngày.

Hàng ngày đều mất canxi trong cơ thể phải không ? Đúng thế. Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể, đa phần đều tích tụ ở trong xương và răng. Tuy nhiên mỗi ngày da đều trao đổi chất, ra mồ hôi, rụng tóc… để tổn hại đến canxi trong cơ thể. Cơ thể không thể tự sinh ra canxi, vì vậy cần dung nạp đủ lượng canxi từ thực phẩm và viên bổ sung canxi.

Canxi ở trong cơ thể có tác dụng mạnh khỏe xương cốt hay bảo vệ hệ miễn dịch ? Mạnh khỏe xương cốt. Cơ thể cần canxi để kiến tạo xương và giữ mạnh khỏe cho xương. Canxi còn các chức năng sinh lý khác như vận động cơ bắp trong cơ thể, truyền gửi tín hiệu của thần kinh. Ngoài ra còn trợ giúp vận chuyển máu, giúp giải phóng hoocmon và protein.

Kali, vitamin C hay D giúp hấp thụ canxi ? Vitamin D. Vitamin D là bạn song hành tuyệt vời của canxi. Nếu không có vitamin D, bản thân cơ thể không thể hấp thụ canxi, tắm nắng là cách quan trọng bồi bổ vitamin D. Cá béo như cá hồi, cá ngừ đều giàu vitamin D. Rất nhiều người cần uống viên bổ sung canxi nhưng nên theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Hàng ngày đều uống viên canxi cùng với bữa ăn ? Sai. Không phải toàn bộ viên bổ sung canxi đều uống cùng với bữa ăn. Loại thuốc canxi phổ biến nhất là canxi cacbonat và canxi citrate. Giá tiền của canxi cacbonat rẻ, uống cùng với bữa ăn có hiệu quả tốt hơn. Canxi citrate không thể uống cùng với bữa ăn.

Lượng viên canxi càng lớn, sự hấp thụ càng nhiều ? Sai. Uống viên bổ sung canxi nhiều không có lợi ích gì. Mỗi ngày chỉ cần uống 500mg là có tỉ lệ hấp thụ cao nhất.

Tình trạng thiếu Canxi và Vitamin D ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi số 01 : Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay khóc đêm, đi khám bác sĩ chẩn đoán bị thiếu canxi. Bệnh như thế có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không, bằng cách nào? (Phan Thanh Liem – TP.HCM)

- Đáp: Hiện tượng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh thường gặp phổ biến nhất trong 2 tuần đầu sau sinh, do xương cần phát triển mạnh, đòi hỏi lượng canxi cung cấp rất lớn, nhưng sau khi cắt rốn, lượng canxi từ mẹ cung cấp cho con bị cắt đột ngột và nguồn canxi cung cấp từ bên ngoài qua sữa thường thiếu. Vì vậy canxi máu có thể giảm sau sinh, mức độ giảm tùy theo trẻ và phản ứng của trẻ với hạ canxi cũng không giống nhau. Cơ thể trẻ có thể tự điều chỉnh được tình trạng này sau vài giờ hoặc vài tuần, tùy theo hoạt động của tuyến cận giáp và chế độ ăn. Trẻ đẻ non dễ bị hạ canxi máu, nhưng thường thì trẻ sẽ tự điều chỉnh được.

Một số nguyên nhân khác gây thiếu canxi ở trẻ sơ sinh là do mẹ mắc bệnh tiểu đường, nhiễm độc thai nghén, cường tuyến phó giáp, chế độ ăn thiếu canxi, trẻ bị ngạt, sau đẻ trẻ bị thiếu oxy máu… Tình trạng thiếu canxi kéo dài có thể do trẻ bị thiểu năng tuyến giáp trạng hay ăn sữa có nhiều phosphat… Một nguyên nhân phổ biến hay gặp, nhất là ở các vùng quê Việt Nam, là do thiếu ánh nắng gây thiếu vitamin D, do sau sinh các bà mẹ thường nằm trong buồng tối, tránh ánh nắng mặt trời nhiều tuần, nhiều tháng sau đẻ dẫn đến cả mẹ và con đều có nguy cơ thiếu vitamin D và hạ can xi máu.

Biểu hiện của thiếu canxi máu tùy thuộc vào mức độ có thể gặp các dấu hiệu như: khi ngủ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Trẻ bị thiếu canxi hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa… Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.

Tiến triển của hạ canxi máu: nếu không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ canxi máu thì ngoài những biến chứng như trên thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Các biến dạng về xương có thể trở thành vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời, khi trẻ lớn lên đầu có dạng hình cá trê hoặc méo một bên, ngực lép kiểu ức gà, lưng gù, chân cong, răng hô, tướng đi chữ bát…

- Điều trị: Nếu hạ canxi máu cấp gây cơn co giật thì phải đưa trẻ nhập viện để tiêm canxi gluconate vào tĩnh mạch. Những trường hợp thiếu canxi nhẹ, không có cơn co giật có thể cho uống canxi gluconate kết hợp với vitamin D hàng ngày cho tới khi canxi máu trở về bình thường. Đối với trẻ bú mẹ, cần điều trị cả mẹ lẫn con nếu lượng canxi trong máu và sữa mẹ cũng giảm. Ngoài ra cả mẹ và con nên tắm nắng vào các buổi sáng mỗi lần 30 phút liên tục cho tới khi trẻ biết đi. Trong chế độ ăn của mẹ cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa và chất béo.

Câu hỏi số 02 : Con tôi 6 tháng tuổi, thường ra mồ hôi lạnh, đi khám cho là thiếu canxi. Xin bác sĩ cho biết canxi đóng vai trò thế nào đối với sức khỏe trẻ em? Làm thế nào để con tôi có đủ canxi. Ra mồ hôi lạnh sao lại là thiếu canxi? Xin cám ơn bác sĩ

- Đáp: Trẻ dưới một tuổi dễ ra mồ hôi nhiều vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn. Ra mồ hôi nhiều dẫn đến hậu quả thiếu canxi vì trong thành phần mồ hôi có canxi. Canxi trong máu có vai trò kiềm hãm sự kích thích của thần kinh (trong cơ thể chúng ta luôn có sự hiện diện của hai mặt đối lập ở bất kỳ cơ quan nào hay chức năgn nào). Thiếu canxi nhẹ ở trẻ nhỏ gây khó ngủ , hay quấy khóc, dễ ọc sữa, són phân, són nước tiểu.

Thiếu canxi nặng có thể gây co giật hay các cơn khó thở co thắt thanh quản. Canxi có rất nhiều trong sữa, đặc biệt trong sữa mẹ có thành phần canxi/phốt pho thích hợp cho việc hấp thụ. Ngoài việc bổ sung chất canxi, chúng ta cũng nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên (buổi sáng trước 9 giờ) để tăng cường sự hấp thụ canxi qua tác dụng của vitamin D.

Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh như thế nào ?


Các nhà khoa học đã khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần phải được cung cấp đủ vitamin D để đảm bảo con sinh ra có xương phát triển tốt và chắc khoẻ. Với trẻ sơ sinh, nhất là trong giai đoạn 2 năm đầu đời cũng cần phải bảo đảm được cung cấp đủ vitamin D.

Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng còi xương của trẻ. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hoá canxi và photpho. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu canxi cùng với các vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, vitamin A, Magesi, kẽm cũng làm cho bệnh còi xương nặng hơn.

Do vậy, cần phải bổ sung vitamin D cho thai phụ suốt thời kỳ mang thai để đảm bảo cho ra đời những đứa con có xương phát triển tốt và chắc khoẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D không được lạm dụng quá nhiều bằng thuốc mà phải bổ sung bằng phương pháp tắm nắng, thực phẩm (dù trong thực phẩm hàm lượng vitamin D không nhiều).

Trong cơ thể, bình thường dưới da có sẵn các tiền vitamin D. Dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng, các tiền vitamin D3 sẽ dược hoạt hoá thành vitamin D3. Sau đó, vitamin D3 được hấp thu trực tiếp bởi mạch máu.

Lượng vitamin D3 được hấp thụ nhờ ánh nắng chiếm tới 50 – 80% nhu cầu cơ thể. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng tắm nắng là một trong những biện pháp hữu hiện để kích thích vitamin D dưới da phát triển, cung cấp cho cơ thể phòng tránh bệnh còi xương.

Phụ nữ khi mang thai không nên quá kiêng khem mà hãy tăng cường đi ra ngoài, tắm nắng. Với trẻ sơ sinh, sau khi sinh một tháng cũng có thể tắm nắng để phòng ngừa còi xương.

Cần lưu ý, chỉ tắm nắng, đi ra ngoài vào lúc sáng sớm, khi ánh nắng dịu, trước 9h sáng (tốt nhất là từ 6h30 – 7h30), tránh ánh nắng từ 10h sáng đến 3h chiều (vì đây là thời điểm ánh nắng gay gắt nhất trong ngày). Ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, lưng, bụng mới có hiệu quả.

Vitamin D cũng có thể bổ sung bằng thực phẩm. Khi vào cơ thể, vitamin D được hấp thu trong ruột non kèm theo chất béo rồi được đưa vào máu. Tuy nhiên, vitamin D có ít trong thực phẩm tự nhiên trừ một vài loại cá biển béo (nhất là trong gan của chúng), có ít trong sữa mẹ, do vậy, trong giai đoạn cho con bú, người mẹ cần được bổ sung vitamin D và canxi. Trong sữa bò, hàm lượng vitamin D cũng rất thấp, nhưng trong một số loại sữa bột thì hàm lượng này được bổ sung nhiều hơn.

Trong suốt thời kỳ mang thai, người mẹ cần tăng cường tắm nắng, ăn nhiều các thức ăn giàu canxi, chất sắt, rau xanh…. Tuy nhiên, cũng cần phải ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo các vi chất, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Đối với trẻ, cần lưu ý cho trẻ bú mẹ sớm ngay từ sau khi sinh. Trong 6 tháng đầu, nên cho bé bú mẹ hoàn toàn. Từ tháng thứ 6 trở đi, ngoài bú mẹ, bé cần phải được ăn dặm, đảm bảo cho bé ăn đầy đủ, cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Ngoài ra, có thể sử dụng vitamin D để phòng bệnh còi xương cho trẻ vào mùa đông, người mẹ uống vitamin D lúc mang thai, nhưng phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý: Vitamin D nhạy cảm với nhiệt độ, bảo quản dưới 38 độ C.

Cách dùng thuốc bổ sung canxi


Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc bổ sung canxi với các biệt dược khác nhau. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng có thể gây các bệnh như sỏi tiết niệu, canxi hóa động mạch. Các loại thuốc có canxi được dùng điều trị các bệnh như: còi xương, loãng xương, bổ sung cho bà mẹ mang thai, cho con bú, trẻ em đang tăng trưởng… Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên cáo không nên lạm dụng, dùng quá liều, dùng thời gian kéo dài khi không có chỉ định của thầy thuốc, nếu không sẽ lợi bất cập hại.

Các loại biệt dược của thuốc canxi hiện có trên thị trường tồn tại dưới dạng: canxi gluconat, canxi carbonat, canxi photphat… Trong đó, canxi gluconat được hấp thu tốt hơn. Một số loại biệt dược chỉ có canxi mà không có vitamin D như: Calcium corbier dưới dạng ống thủy tinh 5 ml và 10 ml. Ống 5 ml chứa 550 mg canxi gluconat, thường dùng cho trẻ em trên 5 tuổi và người lớn. Một loại biệt dược nữa cũng chỉ có canxi là Ostram 0,6 mg và 1,2 g canxi phosphane. Khi dùng các loại này, phải dùng kèm vitamin D.

Phần lớn các loại biệt dược khác ngoài canxi còn có vitamin D3 và một số các vitamin khác như calcinol, torecals, shelcal, caloshel, calcinplus, bone-care, a calcium, dongkoocalcium… Khi dùng các biệt dược này không cần dùng kèm vitamin D.

Tất cả các loại canxi trên được chỉ định điều trị các tình trạng thiếu canxi và vitamin D như còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn, các trường hợp nhu cầu canxi gia tăng như phụ nữ có thai và cho con bú, giai đoạn tăng trưởng mạnh (trẻ đẻ thiếu cân, tuổi dậy thì, trẻ em đang tăng trưởng, có biểu hiện thiếu canxi…), người bị gãy xương…

Tùy theo hàm lượng canxi chứa trong một vỉ hoặc ống, túi (5 ml) mà có liều dùng khác nhau. Thông thường trẻ dưới 1 tuổi nên dùng 300-400 mg canxi/ngày. Trẻ 1-5 tuổi: 450-500 mg canxi/ngày. Trẻ lớn hơn 5 tuổi: 600 mg canxi/ngày. Phụ nữ có thai và cho con bú, người già loãng xương: 800-1.000 mg canxi/ngày.

Tránh dùng canxi cho những người tăng canxi máu, tăng canxi niệu, sỏi thận, vôi hóa mô, suy thận mạn tính… Một số người bị loãng xương, hoặc còi xương, hay có thai đã tự ý dùng thuốc bổ sung canxi gây quá liều. Những biểu hiện của quá liều canxi gồm khát nước, tiểu nhiều, buồn nôn, nôn mửa, mất nước, tăng huyết áp, rối loạn tim mạch… Khi có các biểu hiện trên, phải ngừng tất cả các nguồn cung cấp canxi và vitamin D, đến gặp bác sĩ ngay để được bù nước. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của việc ngộ độc, các bác sĩ có thể dùng thêm thuốc lợi tiểu, corticoid, thẩm thấu màng bụng…

Thừa canxi gây sỏi thận mạn tính, khớp vai, canxi hóa động mạch… Khi uống quá liều, lượng canxi thừa ít được hấp thu, nếu được hấp thu sẽ bị thải ra ngoài cùng nước tiểu gây sỏi thận. Lượng canxi trong máu được điều hòa một cách nghiêm ngặt, ít khi có biến đổi dù là thừa hay thiếu. Vì vậy, muốn biết có bị thừa canxi hay không, nên định lượng canxi niệu 24 giờ. Nếu lượng canxi niệu trên 300 mg/24 giờ (7,5mmol/24 giờ) thì phải ngừng điều trị. Khi sử dụng canxi, nên uống vào buổi sáng hoặc trưa (tốt nhất là vào buổi sáng) sau ăn một giờ vì dùng vào buổi tối dễ gây sỏi thận và kích thích mất ngủ. Trong các trường hợp phải điều trị lâu dài nên kiểm tra canxi niệu thường xuyên.

Phát hiện và điều trị hạ canxi máu


Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormon và đông máu. Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình điều hòa nhiều enzym khác nhau của cơ thể. Do vậy nếu thiếu canxi, rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm xảy ra.

Vai trò của canxi trong cơ thể


Lượng dự trữ canxi trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là do thức ăn, nước uống đưa vào, hấp thu canxi từ ruột và đào thải qua thận. Nhu cầu hằng ngày một chế độ ăn đầy đủ phải bảo đảm cung cấp khoảng 1.000 mg canxi qua đường ăn uống thì có khoảng 200mg canxi bị đào thải qua đường mật và các dịch tiêu hóa khác. Mỗi ngày có khoảng 200 – 400mg canxi được hấp thu từ ruột vào máu và quá trình này phụ thuộc vào nồng độ vitamin D trong máu, phần canxi còn lại đào thải qua phân.

Cân bằng canxi được duy trì qua con đường đào thải qua thận, trung bình 200 mg/ngày. Gần 99 % canxi trong cơ thể tập trung ở trong xương, chủ yếu dưới dạng tinh thể hydroxyapatite. Chỉ 1% canxi trong xương là tự do trao đổi với dịch ngoài tế bào, do đó luôn sẵn sàng để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu luôn ổn định. Nồng độ canxi toàn phần bình thường trong máu được duy trì dao động từ 8,8 đến 10,4 mg /dl (2,20-2,60 mmol/l).

Các nguyên nhân gây hạ canxi máu


Hạ canxi máu là khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,8 mg/dl (2,20 mmol/l) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặc canxi ion hóa dưới 4,7 mg/dl (1,17 mmol/l). Có nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu là:

Tăng tạo xương trong khi cung cấp canxi không đủ (trẻ em đang giai đoạn phát triển nhanh, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ), hội chứng kém hấp thu do rối loạn tiêu hóa kéo dài; Suy tuyến cận giáp trạng, làm giảm bài tiết parathyroid hormon gây hạ canxi máu, tăng photpho máu và thường gây nên cơn tetani mạn tính. Nguyên nhân thường do tổn thương hoặc bị cắt bỏ khi phẫu thuật tuyến giáp; Giả suy tuyến cận giáp trạng; Thiếu hụt vitamin D; Bệnh lý thận: bệnh lý ống thận, suy thận.

Các nguyên nhân khác: Thiếu hụt magie, viêm tụy cấp, giảm albumin máu, tăng photpho máu. Các thuốc gây hạ canxi huyết như thuốc chống động kinh (phenobarbital, phenytoin), rifampicin, truyền máu nhiều, thuốc cản quang, dùng liều cao calcitonin.

Biểu hiện của hạ canxi máu


Các biểu hiện lâm sàng của hạ canxi máu là do rối loạn điện thế màng tế bào, gây kích thích hệ thần kinh-cơ. Dấu hiệu hay gặp là tình trạng co cứng cơ (chuột rút) ở vùng lưng và chân. Những trường hợp hạ canxi máu diễn biến từ từ, âm ỉ có thể gây các dấu hiệu thần kinh nhẹ như trầm cảm, lú lẫn hay kích thích tâm thần. Phù gai thị và đục thể thủy tinh có thể xuất hiện khi bị hạ canxi máu kéo dài.

Cơn tetani xuất hiện do hạ canxi máu nặng nhưng cũng có thể gặp trong trường hợp chỉ hạ canxi ion hóa trong khi canxi toàn phần bình thường, ví dụ như trong tình trạng kiềm hóa máu. Biểu hiện của cơn tetani là các triệu chứng cảm giác như dị cảm ở đầu chi, môi, lưỡi, bàn cổ chân, đau cơ lan tỏa, co cứng cơ vùng mặt, tay, chân. Ngoài cơn tetani tự phát, người ta còn dùng một số nghiệm pháp để tìm các dấu hiệu đặc trưng của hạ canxi máu.

- Dấu hiệu Chvostek biểu hiện bằng sự co cơ mặt tự phát sau khi gõ nhẹ vào dây thần kinh mặt ở vị trí ngay trước ống tai. Dấu hiệu này gặp trong hầu hết các trường hợp hạ canxi máu cấp.

- Dấu hiệu Trouseau biểu hiện bằng sự co rút các cơ vùng cổ tay, bàn tay xuất hiện khi giảm lượng máu cung cấp cho bàn tay, dấu hiệu này còn gặp trong hạ magie, kiềm hóa máu, hạ kali máu. Loạn nhịp tim hoặc rối loạn dẫn truyền trong tim có thể gặp ở một số trường hợp hạ canxi máu nặng.

Một số các triệu chứng khác có thể gặp như da khô, dày; móng tay giòn, có khía, dễ gãy; tóc xơ, cứng. Nhiễm nấm Candida cũng rất hay gặp nhất là trong các trường hợp suy tuyến cận giáp trạng.

Điều trị hạ canxi máu


Trong trường hợp hạ canxi máu cấp tính như cơn tetani thì nên điều trị bằng tiêm tĩnh mạch chậm trong khoảng 10 phút 10ml canxi gluconat hoặc canxi clorua 10 %, các triệu chứng thường hết nhanh chóng sau tiêm nhưng tác dụng thường ngắn, chỉ kéo dài vài giờ. Do đó có thể tiêm nhắc lại hoặc truyền tĩnh mạch chậm (20-30 ml canxi gluconate 10% pha trong 1l glucose 5% truyền trong 12-24 giờ).

Đặc biệt lưu ý ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc trợ tim digoxin (truyền rất chậm và theo dõi điện tim liên tục). Khi cơn tetani phối hợp với hạ magie máu, phải bổ sung đồng thời cả magie cùng với canxi. Trong trường hợp hạ canxi máu sau mổ cắt tuyến cận giáp thì chỉ cần bổ sung canxi bằng đường uống (1g/ngày) là đủ.

Với hạ canxi máu mạn tính, bổ sung canxi bằng đường uống và đôi khi phối hợp với vitamin D là đủ. Có thể dùng canxi gluconat hoặc canxi carbonat, bảo đảm 1-2g canxi/ngày. Với trường hợp hạ canxi máu do suy thận thì nên sử dụng calcitriol vì thuốc không cần chuyển hóa thêm tại thận nữa. Với trường hợp suy tuyến cận giáp thì nên sử dụng calcitriol với liều lượng từ 0,5-1 mcg/ngày. Trong trường hợp giả suy tuyến cận giáp thường chỉ cần điều trị bằng canxi đơn thuần (1mg/ngày).

Muốn phòng bệnh, tất cả mọi trường hợp đều phải tăng cường các thức ăn giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa, phomát… và tăng cường tập thể dục ngoài trời (tăng tổng hợp vitamin D làm tăng hấp thu canxi ở ruột).

Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box www.c10mt.com ( Tổng Hợp Nhiều Nguồn )


Searches related to thieu canxi uống thuốc gì

  • thiếu máu uống thuốc gì
  • thiếu máu não uống thuốc gì
  • thiếu máu lên não uống thuốc gì
  • ho uống thuốc gì
  • cúm uống thuốc gì
  • sốt uống thuốc gì
  • cảm uống thuốc gì


Thiếu canxi uống thuốc gì đối với trẻ em là tốt nhất

Bạn đang xem một trong các bài viết tại Chuyên Mục thieu-canxi. Và đây là địa chỉ link bài viết http://www.c10mt.com/2015/05/thieu-canxi-uong-thuoc-gi-doi-voi-tre-em-la-tot-nhat.html . Tâm Gà xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ để ủng hộ Tâm Gà nếu bài viết có ích !
Wednesday, May 27, 2015 DMCA com Protection Status