( Đau xương khớp www.c10mt.com ) Nhiều khi chúng ta cần phải biết các thông tin về bệnh đau xương khớp của chính mình. Nhưng ngoài việc đưa ra các câu hỏi, thì chúng ta cần biết câu trả lời như thế nào ? Nếu như bạn đang phân vân và muốn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó, thì bạn đã tìm đến đúng chỗ rồi đó. Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi có kèm theo câu trả lời được các chuyên gia hàng đầu tư vấn và giải đáp cụ thể.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp [ Phần 4 ] |
Bài viết liên quan khác :
- Đau xương khớp dấu hiệu cảnh báo xương đang già đi
- Bệnh đau xương khớp nên khám ở đâu và ăn gì ?
- Chuyên mục Dau xuong khop http://www.c10mt.com/search/label/dau-xuong-khop
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 1
- Câu hỏi số 123 : Hỏi về hiện tượng đau nhức khớp gối. Cháu 21 tuổi, thỉnh thoảng đầu gối bị đau nhức, có khi nhức cùng các khớp tay. Trong ngừời cảm giác ớn lạnh, thấy rất mệt mỏi. Nhưng cơn đau kéo dài không quá 3 ngày, đặc biệt khi xoa dầu thấy đỡ đau. Thường bị nhiều khi trời lạnh, mẹ cháu cũng bị như cháu nhưng khi khám bác sĩ không cho kết luận rõ nên cháu cũng không biết chính xác bị gì, có phải liên quan đến thoái hoá khớp không ạ. Xin bác sĩ giúp cháu.
Trả lời : Đau khớp nói chung và đau khớp gối nói riêng là một dấu hiệu rất hay gặp trên lâm sàng các bệnh khớp và cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh phải đi khám bệnh. Tuy nhiên, đau khớp gối chỉ là triệu chứng của rất nhiều bệnh khớp khác nhau như chấn thương khớp gối; viêm khớp gối (viêm màng hoạt dịch khớp; viêm tổ chức phần mềm quanh khớp); thoái hóa khớp gối hoặc trong các bệnh u ác tính (u nguyên phát hoặc thứ phát ở xương, tổ chức mềm gần khớp), bệnh mạch máu (hoại vô mạch…).
Chính vì vậy, phải xác định rõ tính chất đau khớp (đau một điểm hay đau toàn bộ khớp gối, đau có tăng lên khi vận động…); đau có kèm theo viêm khớp gối và tràn dịch khớp gối hay không; đau khớp có kèm theo hạn chế vận động khớp hay không; đau khớp gối có kèm theo sốt, đau các khớp khác không…?
Ở lứa tuổi trẻ nếu chỉ đau khớp gối đơn thuần, không có điểm đau cố định và không kèm theo tình trạng viêm khớp (sưng nề, nóng đỏ vùng khớp gối, hoặc có khi sưng khớp gối rất to do tràn dịch khớp) thì cần phải lưu ý đến nguyên nhân đau do chấn thương (ngã, bước hụt chân, đi guốc dép quá cao, căng kéo khớp gối thô bạo khi tập thể dục…); hoặc do khớp luôn ở một tư thế cố định quá lâu (ngồi làm việc quá lâu không thay đổi tư thế, đứng quá lâu…).
Trường hợp này chỉ nên xoa bóp khớp và vận động khớp nhẹ nhàng, có băng chun bảo vệ khớp gối khi tập thể thao. Nếu hiện tượng đau khớp này xảy ra người trên 40-50 tuổi phải nghĩ đến nguyên nhân đau khớp gối do thoái hóa khớp và cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp: vận động liệu pháp, massage, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường sự bền vững của sụn khớp. Mặt khác, đau khớp gối ở người cao tuổi cần lưu ý đến tình trạng loãng xương kết hợp với thoái hóa khớp.
Nếu đau khớp gối với các điểm đau cố định, đau tăng khi vận động phải lưu ý đến trường hợp viêm các điểm bám gân như viêm lồi cầu xương chày, viêm gân cơ tứ đầu đùi… Đau khớp gối kèm theo hiện tượng sưng nóng đỏ tại khớp gối, tràn dịch khớp gối… nên đến tư vấn tại các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Câu hỏi số 124 : Hỏi về điều trị viêm khớp vai ? Tôi năm nay 34 tuổi, các buổi chiều Tôi hay chơi bóng bàn. Tôi bị đau khớp vai bên phải (tay cầm vợt) có triệu chứng đau mỏi, không sưng, không có dấu hiệu gì khác nữa, cách đây khoảng 1 năm Tôi đi khám giáo sư ở bệnh viện Bạch Mai, kết luận là viêm khớp, cho đơn thuốc và đã uống như lời GS chỉ bảo, nhưng đến nay vẫn đau mỏi,nhất là vào buổi sáng, tay cầm xe máy đi mỏi rất khó chịu. Xin cho biết dùng thuốc gì, cách chữa trị như thế nào hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn…
Trả lời : Khớp vai là một trong những khớp quan trọng, đây là khớp nối chi trên với thân người giúp chi trên thực hiện các động tác mong muốn. Khi xuất hiện bất kỳ tổn thương nào tại khớp vai có thể gây đau nhức, lỏng lẻo, trật khớp vai tái đi tái lại, cứng khớp hay mất chức năng khớp vai, người bệnh không thực hiện được những sinh hoạt hằng ngày.
Viêm khớp vai là loại bệnh mạn tính, cần có cách điều trị lâu dài không thể giải quyết nhanh được. Hiện nay cách điều trị bằng đông y được coi là biện pháp khá hữu hiệu và được ưa chuộng. Có rất nhiều bài thuốc cho bệnh này vì vậy cần phải xác định rõ thể bệnh thuộc loại hàn hay nhiệt thì mới có bài thuốc điều trị cụ thể vì vậy cần đưa người nhà đi khám bắt mạch ở phòng khám đông y để được kê đơn thuốc. Có thể châm cứu và hiệu quả có lẽ còn tốt và nhanh hơn cả uổng thuốc. Cũng có thể dùng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt và cần điều trị kiên trì.
Tuy vẫn chưa rõ nguyên nhân nên bệnh viêm khớp vai, nhưng nó lại có quan hệ chặt chẽ với việc lao động hao mòn sức khỏe lâu dài, suy thoái sang lão hóa, các ổ bệnh viêm nhiễm và chức năng nội tiết rối loạn. Đông y cho rằng, đó là do khí huyết không đủ, bên ngoài thì bị cảm gió, cảm lạnh, ẩm thấp xâm nhập vào trong cơ thể, rồi tích tụ ngưng trệ trong các kinh lạc, gân cốt mà gây ra.Người bệnh thường cảm thấy vai trĩu xuống, mỏi, cử động khó khăn. Khi bị cấp tính thì đau rõ hẳn, không dám nhấc vai, không thể chải đầu, khớp như bị đông cứng lại. Châm cứu, lý liệu, xoa bóp có hiệu quả chữa trị nhất định đối với loại bệnh này. Khi bị đau nặng, có thể uống thuốc tiêu viêm giảm đau, uống thuốc dứt cơn đau. Hướng điều trị là kháng viêm để điều trị triệu chứng, tập vật lý trị liệu và có thể dùng thêm các loại thuốc tăng tăng tuần hoàn ngoại biên. Vận động nặng cần hạn chế ở giai đoạn cấp, ở giai đoạn sau phải tập vật lý trị liệu và học cách vận động đúng. Bệnh rất hay tái phát. Nếu vẫn đau không khỏi còn có thể dùng hormon thay thế trong một thời gian ngắn để làm giảm cơn đau. Ngoài ra, kiên trì luyện tập khớp vai, thường vẫn có tác dụng hơn dùng thuốc. Trường hợp của bạn cần tái khám để nhận được tư vấn từ bác sĩ sau quá trình thăm khám trực tiếp.
- Câu hỏi số 125 : Hỏi về bệnh viêm đa khớp cánh tay ? Tôi bị đau hai cánh tay, đi khám chuyên khoa, chụp khớp vai, cổ và sống lưng, làm xét nghiệm máu. Bác sĩ chẩn đoán là viêm đa khơp. Tôi muốn hỏi, viêm đa khớp có phải là bệnh mãn tĩnh không? cách phòng và chữa như thế nào ?
Trả lời : Chào bạn ! Chứng viêm đa khớp có nhiều thể khác nhau như viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa khớp do gút hay do một số bệnh lý tự miễn khác… Tùy mỗi loại bệnh lý mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau, điều trị khác nhau và dự hậu cũng khác nhau.
Các bệnh lý viêm khớp đều có thể có một hoặc tất cả các triệu chứng sau: đau khớp, cử động khớp khó khăn, đôi khi sưng, sờ thấy nóng và đỏ vùng khớp viêm. Các bệnh lý viêm khớp này phải được khám và chẩn đoán chính xác bởi các bác sĩ chuyên khoa và được điều trị triệt để nhằm tránh di chứng hư biến, cứng khớp và tàn tật.
Các biện pháp trị liệu toàn diện bao gồm: thuốc đặc trị, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, các bài tập vận động thể dục thể thao phù hợp, chế độ dinh dưỡng hợp lý, thay đổi lối sống, dùng dụng cụ nâng đỡ hỗ trợ khớp. Nhiều trường hợp phải can thiệp phẫu thuật nội soi khớp, thay khớp hay phẫu thuật chỉnh hình khớp hỗ trợ hoặc khi khớp đã bị hư biến, cứng khớp.
Bệnh viêm đa khớp có thể mạn tính nếu bạn không có cách điều trị kịp đúng và dứt điểm. Vì bạn không nêu rõ các triệu chứng nên tôi sẽ đưa ra một số các triệu chứng và cách phòng điều trị viêm đa khớp bạn có thể tham khảo thêm.
- Câu hỏi số 126 : Tư vấn về bệnh vôi hóa cột sống ? Bệnh vôi hóa cột sống là gì ? Tôi đã đau lưng cách nay gần 3 năm. Khi đi khám tại Bệnh viện Hoà Hảo, bác sĩ bảo tôi bị vôi hoá cột sống (L3,L4,L5). Hiện nay tôi chỉ tập luyện( đi bộ và bơi) nhưng bệnh vẫn không giảm. Đề nghị cho tôi biết cách chữa trị.
BS Tăng Hà Nam Anh – giảng viên CTCH ĐH Y dược TP.HCM trả lời : Từ vôi hóa cột sống được dùng như là từ thoái hóa cột sống hay cột sống có gai, để chỉ sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống. Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, có thể kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm trùng, viêm do các yếu tố khác như bệnh tự miễn hay viêm do các cơ và dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay do tư thế.
Chúng tôi không rõ từ không giảm của anh dùng là như thế nào. Uống thuốc không có tác dụng? Uống thuốc thì giảm đau nhưng ngưng thuốc thì bị đau lại? Cơn đau lưng có kèm theo các triệu chứng khác như đau vùng thắt lưng lan xuống hai chân, có kèm theo tê hay không? Khi anh đi bộ có cảm giác đau vùng bắp chân và phải ngồi nghỉ mới bớt hay không? Sau khi đi bơi về có đỡ đau lưng không? Đi bộ có làm tăng cơn đau không ?
Đau lưng có thể chỉ đơn thuần là do các tổn thương cơ và dây chằng vùng cột sống hay có thể là do bệnh lý của đĩa đệm, hay nặng hơn có thể là do sự chèn ép các rễ thần kinh do tình trạng thoái hóa và thoát vị đĩa đệm làm hẹp các lỗ chui ra của dây thần kinh… Anh đang tập đi bộ và bơi là tốt rồi, nên duy trì chế độ này. Điều trị cơn đau lưng là sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như chỉnh hình, vật lý trị liệu, khoa giảm đau và với những cơn đau mãn tính kéo dài quá lâu như anh đôi khi cần được tư vấn về tâm lý.
Phương pháp nội khoa tức là uống thuốc và phối hợp với các chuyên khoa như trên luôn là phương pháp được chọn lựa đầu tiên. Tuy nhiên để có một phương pháp điều trị chính xác thì phải có chẩn đoán chính xác. Điều này thì rất tiếc là chúng tôi không thể chẩn đoán bệnh chính xác qua thư được mà cần phải khám bệnh nhân, kèm theo các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng như điện cơ, MRI… Anh có thể đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, nội thần kinh hay ngoại thần kinh ở gần nơi anh sống để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị tối ưu.
- Câu hỏi số 127 : Có nên thay khớp gối nhân tạo hay không ? Tôi năm nay 67 tuổi, tôi bị bệnh thoái hóa khớp gối mạn tính đã hơn 10 năm nay, đi lại rất khó khăn nhất là khi thời tiết thay đổi. Tôi có tìm hiểu qua về phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo, tôi muốn hỏi là bệnh của tôi có thể tiến hành thay khớp gối nhân tạo không ?
Trả lời : Viêm khớp là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp. Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo chỉ được tiến hành cho những bệnh nhân có khớp gối bị tổn thương nặng hoặc sụn bị mòn, hoặc do bệnh lý thấp khớp phá hủy mặt khớp mà điều trị nội khoa không thể khắc phục được. Người bệnh đau khớp gối khi đi lại và có thể bị cứng khớp gối. Mục đích của việc thay khớp gối là lấy đi khớp bị hư hỏng và thay vào đó khớp nhân tạo. Kết quả của việc thay khớp gối là trả lại chức năng vận động cho người bệnh trong sinh hoạt như lên xuống cầu thang, có thể tập những môn thể thao nhẹ nhàng như đi xe đạp, đi bộ vài km, khiêu vũ.
Tuy nhiên, khớp nhân tạo không thể mang lại cho người bệnh những vận động mạnh mẽ như khớp của người bình thường. Mặt khác, trong kỹ thuật thay khớp gối cũng vẫn có những biến chứng xảy ra như nhiễm khuẩn, hoại tử da, bong khớp gối làm cho tình trạng bệnh còn tồi tệ hơn khi chưa thay. Thời hạn của khớp gối nhân tạo cũng chỉ từ 10-15 năm. Vì vậy nên thận trọng khi thay cho những người dưới 40 tuổi (trừ những trường hợp bị tổn thương như tai nạn bắt buộc phải có chỉ định thay). Mặt khác, chỉ định thay khớp gối phải cân nhắc ở những bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tim mạch nặng, huyết áp không ổn định, bệnh phổi mạn tính, có tiền sử tai biến mạch máu não… Để có được chỉ định tốt nhất, bác nên đi khám bệnh ở các chuyên khoa xương khớp – chấn thương chỉnh hình và nên khám sức khỏe toàn diện để bác sĩ có được chỉ định đúng.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 2
- Câu hỏi số 128 : Hỏi về bệnh đau khớp ngón tay. Thưa bác sĩ. Tôi năm nay 40 tuổi, thời gian gần đây khi lái xe lâu hoặc gõ bàn phím nhiều tôi thường bị đau các khớp ngón tay nhất là khớp ngón giữa và khớp ngón nhẫn ở bàn tay trái. 1-2 ngày sau cơn đau sẽ khỏi, nhưng lần sau bị lại đau hơn lần trước. Vậy xin bác sĩ cho tôi biết là tôi bị bệnh gì và chữa như thế nào ?
Trả lời : Chào bạn, theo những gì bạn mô tả thì rất có thể bạn đang mắc bệnh thoái hóa khớp. Bệnh thoái hóa khớp thường đau ở các khớp ngón tay hay khớp gối, khớp vai. Trường hợp của bạn đau nhiều ở các khớp ngón tay nhất là khớp gần và xa của ngón tay. Bạn có thể bị tình trạng tê nhưng thực chất là khó cử động khớp ngón tay.
Hiện tượng đau sẽ mất sau khi cử động, các ngón tay vẫn trở lại hoạt động bình thường. Một số trường hợp các ngón tay bị sưng nhẹ và đau khi cử động. Một số nổi cục cúng như xương gần với khớp liên đốt gần hay xa. gây hạn chế vận động hoặc khó cử động.
Đây là nguyên nhân chính của tình trạng thoái hóa của các khớp vùng bàn ngón tay. Quan sát phim X-quang đôi khi bình thường, đôi khi lại thất có hình ảnh hư biến của khớp. Bệnh thoái hóa khớp tuy không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến tính mạng nhưng gây ra khó chịu cho bệnh nhân.
Bệnh này là do quá trình của sự thoái hóa của khớp ngón tay, hư hại sụn khớp, bao khớp bị viêm làm đôi khi sưng nhẹ khớp. Nguyên nhân thường không rõ và thường được qui kết là do tuổi. Một số có nguyên nhân như chấn thương. Bệnh thường chỉ có thể được điều trị làm chậm lại quá trình thoái hóa mà không thể đảo ngược được.
Bệnh đau các khớp bàn tay còn có nguyên nhân khác là viêm đa khớp dạng thấp với đặc điểm là xảy ra ở khớp bàn ngón và khớp cổ tay. Đây là bệnh lý toàn thân, một số khớp khác cũng bị như gối, vai, háng. Khớp bị biến dạng rất sớm và gây đau đớn cho bệnh nhân, gây tàn phế sớm nếu không có sự điều trị hỗ trợ nâng đỡ.
Đây là bệnh lý được cho là có yếu tố gen và xem như là không thể chữa hết cho đến tận bây giờ. Việc điều trị bao gồm kháng viêm giảm đau toàn thân hay tại chỗ kèm theo các biện pháp vật lý trị liệu nâng đỡ chống biến dạng khớp. Có thể thay khớp khi bệnh quá nặng.
Riêng về bệnh lý thoái hóa khớp ngón tay, việc điều trị bao gồm thuốc, nẹp bất động khớp nếu quá đau. Tình trạng cứng khớp buổi sáng hay sau khi ngủ trưa dậy có thể cải thiện bằng việc ngâm nước nóng, xoa bóp bằng các gel có hoạt chất kháng viêm.
Tuy nhiên bạn nên đến khám ở những bệnh viện có khoa chấn thương chỉnh hình hay cơ xương khớp hoặc khám tại khoa Cơ Xương Khớp của các bệnh viện lớn để khám và được tư vấn điều trị cụ thể. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.
- Câu hỏi số 129 : Tư vấn các cách điều trị viêm khớp vai. Tôi năm nay 40 tuổi. Thời gian gần đây khớp vai của tôi có triệu chứng đau nhức từng cơn. nhưng không sưng và không có dấu hiệu khác. Cơn đau càng mạnh vào những lúc thay đổi thời tiết. Có khi đau lan xuống bàn tay và cổ. Vậy xin cho tôi biết tôi bị bệnh gì và cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả nhất. Tôi xin cảm ơn !
Trả lời: Chào bạn! Theo như bạn mô tả rất có khả năng bạn đang mắc bệnh viêm khớp vai. Như chúng ta đã biết khớp vai là một trong số những khớp quan trọng, đây là khớp nối giữa chi trên với thân người giúp chúng ta thực hiện các động tác mong muốn. Khi xuất hiện các tổn thương thương nào tại khớp vai có thể gây đau nhức, lỏng lẻo, trật khớp vai tái đi tái lại, cứng khớp hay mất chức năng khớp vai, người bệnh không thực hiện được những sinh hoạt hằng ngày.
Viêm khớp vai là loại bệnh mạn tính, cần có cách điều trị lâu dài không thể giải quyết nhanh được. Hiện nay cách điều trị bằng đông y được coi là biện pháp khá hữu hiệu và được ưa chuộng. Có rất nhiều bài thuốc cho bệnh này vì vậy cần phải xác định rõ thể bệnh thuộc loại hàn hay nhiệt thì mới có bài thuốc điều trị cụ thể vì vậy cần đưa người nhà đi khám bắt mạch ở phòng khám đông y để được kê đơn thuốc. Có thể châm cứu và hiệu quả có lẽ còn tốt và nhanh hơn cả uổng thuốc. Cũng có thể dùng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt và cần điều trị kiên trì.
Tuy vẫn chưa rõ nguyên nhân nên bệnh viêm khớp vai, nhưng nó lại có quan hệ chặt chẽ với việc lao động hao mòn sức khỏe lâu dài, suy thoái sang lão hóa, các ổ bệnh viêm nhiễm và chức năng nội tiết rối loạn. Đông y cho rằng, đó là do khí huyết không đủ, bên ngoài thì bị cảm gió, cảm lạnh, ẩm thấp xâm nhập vào trong cơ thể, rồi tích tụ ngưng trệ trong các kinh lạc, gân cốt mà gây ra.
Người bệnh thường cảm thấy vai trĩu xuống, mỏi, cử động khó khăn. Khi bị cấp tính thì đau rõ hẳn, không dám nhấc vai, không thể chải đầu, khớp như bị đông cứng lại. Phương pháp châm cứu, lý liệu, xoa bóp có hiệu quả chữa trị nhất định đối với loại bệnh này. Khi bị đau nặng, có thể uống thuốc tiêu viêm giảm đau, uống thuốc dứt cơn đau. Hướng điều trị là kháng viêm để điều trị triệu chứng, tập vật lý trị liệu và có thể dùng thêm các loại thuốc tăng tăng tuần hoàn ngoại biên.
Bạn cần hạn chế vận động nặng ở giai đoạn cấp, ở giai đoạn sau phải tập vật lý trị liệu và học cách vận động đúng. Lưu ý rằng bệnh này rất hay tái phát. Nếu vẫn đau không khỏi còn có thể dùng hormon thay thế trong một thời gian ngắn để làm giảm cơn đau. Ngoài ra bạn nên kiên trì luyện tập khớp vai vì nó thường vẫn có tác dụng hơn dùng thuốc. Trường hợp của bạn cần khám để nhận được tư vấn từ bác sĩ sau quá trình thăm khám trực tiếp.
- Câu hỏi số 130 : Hỏi về bệnh viêm cột sống dính khớp. Tôi năm nay 42 tuổi, bị đau lưng suốt mấy năm nay, trước đau ít, nhưng ngày càng đau nhiều và nặng hơn. Hiện tại lưng của tôi bị còng, đi đứng hay hoạt động rất khó khăn, làm nặng không nổi, khi ngủ nằm cũng đau, xoay chuyển lưng rất đau nhức. Tôi có đi chụp X-Quang thì được chẩn đoán bị đau cột sống và cột sống có gai. Nhưng uống nhiều thuốc vẫn chưa thấy khỏi. Mong bác sĩ cho tôi biết dùng thuốc gì, cách chữa trị như thế nào hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời : Chào bạn theo như những gì bạn mô tả chúng tôi nghĩ anh bạn có thể bị bệnh viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis). Đây là bệnh toàn thân có liên quan tới yếu tố gen HLA-B27. Bệnh có đặc điểm là rối loạn hệ thống đặc trưng bởi viêm cột sống và các khớp lớn ở chân tay, đau lưng nhiều vào ban đêm và cột sống bị cứng, lâu ngày có thể dẫn tới gù, có thể kèm thêm các bệnh của các cơ quan khác như viêm mống mắt, có thể biểu hiện trên hệ tim mạch và khó thở.
Bệnh thường xảy ra ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ là 3:1. Khi làm các xét nghiệm thấy tốc độ máu lắng tăng cao, CRP tăng cao biểu hiện tình trạng viêm. Khi chụp X quang thường qui khu trú cho thấy có tình trạng viêm khớp cùng chậu. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn New York bao gồm bệnh nhân có viêm khớp cùng chậu trên phim X quang và một trong số các biểu hiện sau:
1- Hạn chế cử động của cột sống trên cả hai mặt phẳng trán và dọc.
2- Hạn chế sự giãn nở của lồng ngực
3- Tiền sử đau lưng do viêm, đau lưng do viêm được phân biệt với đau lưng không do viêm ở chỗ đau lưng do viêm xảy ra ở tuổi nhỏ hơn 40, khởi phát từ từ, cứng vào buổi sáng, cải thiện khi hoạt động và kéo dài hơn 3 tháng trước khi cần phải đi khám bệnh.
CT Scan và MRI sẽ cho thấy các biến đổi trên cột sống và khớp cùng chậu sớm hơn so với X quang thường qui. Khi bệnh tiến triển lâu (thường hơn 10 năm) X quang thường quy sẽ cho thấy hình ảnh dính cột sống, cột sống sẽ có hình cây tre do đó bệnh này cũng có tên như vậy.
Về điều trị mục tiêu là giảm đau và hạn chế sự cứng khớp. Thuốc đầu tay vẫn là nhóm kháng viêm không steroide với liều thấp nhất có thể giảm đau được. Khi thuốc này không còn tác dụng hay gây ra tác dụng phụ, các thuốc khác có thể dùng bao gồm sulfasalazine, methotrexate.
Biện pháp vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ việc điều trị bằng cách giữ cho lực cơ tốt, giúp các khớp và cột sống mềm dẻo tránh bị tàn phế. Bệnh gần như không thể chữa khỏi mà chỉ làm giảm hậu quả của nó mà thôi. Tuy nhiên đây chỉ là sự phỏng đoán của chúng tôi, bạn có thể đưa anh bạn đi khám ở các bệnh viện như Đại Học Y Dược, Chợ Rẫy, CTCH…để làm lại các xét nghiệm cần thiết để xem thật sự là bệnh gì, các thuốc điều trị đau khớp có khá nhiều tác dụng phụ nên anh bạn cần được tư vấn bởi bác sĩ về vấn đề dùng thuốc.
- Câu hỏi số 131 : Hỏi về bệnh vôi hóa cột sống. Chào bác sỹ. Tôi bị đau vùng thắt lưng đã mấy năm nay, thỉnh thoảng cơn đau chạy xuống nhói ở hai bên hông. Những lúc bị như vậy thì rất đau, tôi không thể đi được, phải đứng một lúc chờ cơn đau dịu đi mới có thể đi lại như bình thường. Tôi đã đi chụp X-Quang cột sống, bác sỹ có kết luận tôi bị bệnh vôi hóa cột sống lưng số 4 và 5, biểu hiện của gai đôi cột sống thì chưa rõ. Tôi muốn hỏi bệnh vôi hóa cột sống có thể chữa khỏi được không? Cần bổ sung những dưỡng chất gì trong khẩu phần ăn để tăng thêm lượng canxi cho cơ thể. Mong sớm nhận được tư vấn của bác sỹ.
BS Trần Thị Tuyết Nhung_Khoa Nội Cơ Xương Khớp, BV Vinmec trả lời: Chào bạn ! Theo mô tả cơn đau của bạn thì đây có thể là triệu chứng của đau thần kinh tọa vì đau thắt lưng lan xuống tận hông tới mức không thể đi được. Trường hợp này cần phải chụp MRI cột sống thắt lưng để chẩn đoán xem có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không.
Nếu chỉ có vôi hóa cột sống (tức là thoái hóa cột sống) thì không đau như vậy được. Trong trường hợp thoái hóa cột sống thắt lưng cũng như con người già đi vậy, không thể chữa khỏi thoái hóa được. Tuy nhiên cần có chế độ vận động cột sống thắt lưng hợp lý, tránh mang vác xách nặng, nên tập bơi, uống các thuốc chống thoái hóa khớp.
Trường hợp của bạn không nói rõ bao nhiêu tuổi, nếu cao tuổi còn phải kể đến đau thắt lưng, vùng hông do loãng xương nữa. Các thức ăn giàu calci là: sữa và các chế phẩm của sữa, tôm, cua, cá, ốc, trứng, các loại rau sẫm màu. Cá nên ăn cá nhỏ cả xương. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
- Câu hỏi số 132 : Tôi vừa được chuẩn đoán mắc bệnh viêm khớp. Điều này có nghĩa là tôi phải từ bỏ các hoạt động thể chất ?
Trả lời: Bệnh viêm khớp ở mỗi người rất khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ để xác định cẩn thận loại và mức độ bệnh khớp của bạn. Sau đó sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định tốt nhất cho sở thích và hoạt động của bạn. Mức độ hoạt động sẽ tùy thuộc vào khớp nào bị ảnh hưởng và mức độ nặng của bệnh. Nếu bạn bị tổn thương khớp, các hoạt động gây căng khớp hoặc đòi hỏi vận động liên tục sẽ làm cho bệnh của bạn trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ bị tổn thương khớp nhẹ và hầu hết các triệu chứng có liên quan đến dây chằng, gân và cơ xung quanh khớp, một chương trình tập luyện nhẹ nhàng có thể cải thiện bệnh khớp. Đảm bảo có các bài tập co giãn và làm chắc cơ trong chương trình tập luyện của bạn.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 3
- Câu hỏi số 133 : Tôi có thể làm gì để bảo vệ khớp nếu tôi bị viêm khớp ?
Trả lời: Các hoạt động gây áp lực đột ngột lên khớp bị viêm – như chạy bộ hoặc chơi tennis – dễ làm các triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn, tăng sưng và viêm. Tập luyện làm khỏe cơ sẽ bảo vệ khớp, giảm áp lực và tổn thương khớp. Ví dụ, tập chắc các cơ ở trước và sau đùi giúp bảo vệ khớp gối và háng. bạn có thể đi bộ với nhịp độ đi thoải mái và một đôi giầy vừa vặn. Nếu khớp quá đau hoặc tổn thương không cho phép các hoạt động như đi bộ, thì bơi hoặc các bài tập dưới nước khác có thể là lựa chọn tốt hơn giúp bạn năng động và rắn chắc. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số bài tập để tăng sức bền cho cơ mà không lạm dụng khớp.
- Câu hỏi số 134 : Tôi bị viêm khớp và đầu gối tôi tê cứng lại sau khi ngồi lâu. Tôi thấy sẽ ít bị cứng hơn nếu tôi đứng dậy và đi lại xung quanh. Liệu có tốt hơn nếu tôi luôn luôn vận động ?
Trả lời: Nhiều người viêm khớp bị tê cứng sau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi, đặc biệt nếu họ sử dụng khớp nhiều trước khi ngồi hoặc nghỉ. Hầu hết những người viêm khớp dạng thấp bị tê cứng sau khi nghỉ ngơi, nhất là vào buổi sáng. Vận động sẽ làm giảm bớt một số triệu chứng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên sử dụng quá mức khớp viêm. Với viêm xương khớp mạn tính, nghỉ ngơi và chăm sóc khớp tốt sẽ làm giảm cứng khớp. Nếu bạn phải ngồi lâu, thường xuyên điều chỉnh tư thế để tránh hoặc giảm bớt tê cứng. Thí dụ, xoay đầu sang một góc khác, di chuyển vị trí của cánh tay, co và duỗi chân. Các vận động nhẹ này giúp ngăn ngừa cứng khớp quá mức.
- Câu hỏi số 135 : Các ngón tay của tôi không thể sử dụng linh hoạt. Có cách nào khắc phục được ?
Trả lời: Tập luyện có thể giúp giữ bàn tay và ngón tay linh hoạt trong một phạm vi nào đó, đặc biệt ở giai đoạn sớm của bệnh trước khi các khớp bị tổn thương quá nhiều. Khi các ngón tay bị co cứng và khớp bị đau, tập luyện tay có thể làm giảm sự khó chịu. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn điều trị lý liệu pháp giúp duy trì sự linh hoạt và sức bền nói chung. Bạn cũng nên cân nhắc việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ cho các công việc hàng ngày, như dùng cái mở hộp để đỡ phải xoay tay, móc dây mỏng để giữ khuy và cài vào khuyết áo, hộp đựng quân bài khi chơi bài,…
- Câu hỏi số 136 : Hỏi về bệnh đau khớp tay. Mẹ cháu năm nay 54 tuổi, thường bị đau khớp vùng cổ và cánh tay, tê tay, nhất là vào buổi sáng. Đau mạnh hơn khi thời tiết thay đổi, mưa phùn. Xin hỏi bác sỹ mẹ cháu bị bệnh gì và cách điều trị thế nào. Cháu cảm ơn bác sỹ.
Trả lời: Theo mô tả của cháu thì mẹ cháu có thể bị hai bệnh như sau: Thứ nhất là tình trạng thoái hóa cột sống cổ : kèm thoát vị đĩa đệm cổ gây chèn ép thần kinh, gây đau vùng cổ lan ra tay xuống tận bàn tay gây tê theo vùng thần kinh phân bố cho tay. Khi chụp MRI sẽ cho hình ảnh rõ ràng. Việc điều trị sẽ bắt đầu bằng các biện pháp thuốc, vật lý trị liệu… và nếu thoát vị nhiều gây chèn ép thần kinh và không khỏi với điều trị thuốc và tập luyện thì có thể phải dùng biện pháp mổ.
Thứ hai là tình trạng viêm hay rách các gân chóp xoay có hay không có kèm theo hội chứng chèn ép dưới mõm cùng vai, bệnh này có đặc điểm đau vùng vai lan lên cổ (do vậy rất hay chẩn đoán lầm với thoát vị đĩa đệm cổ hay thoái hóa cột sống cổ), lan xuống vai và cánh tay, thường dừng lại ở khuỷu tay. Tuy nhiên theo chúng tôi nhận thấy, thường bệnh nhân có kèm thêm tình trạng viêm mõm trên lồi cầu cánh tay gây đau ở khuỷu lan xuống cổ tay. Cơn đau có thể xảy ra vào ban đêm khuya gây mất ngủ, bệnh nhân không thể nằm nghiêng bên vai bị đau, hạn chế vận động của vai, thường nhất là bệnh nhân không thể đưa tay ra sau lưng được.
Chụp MRI có bơm thuốc cản từ có thể thấy hình ảnh rách các gân của chóp xoay, chụp Xquang có thể thấy hình ảnh mõm cùng vai cong hay hình móc chèn vào vùng chóp xoay. Trong trường hợp này nếu uống thuốc mà không hết sẽ có chỉ định làm phẫu thuật nội soi để tạo hình mõm cùng và đặc biệt khâu lại gân nếu bị rách. Phẫu thuật này hoàn toàn có thể làm qua nội soi nên cũng khá nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Hiện phương pháp này đã được triển khai tại BV Đại Học Y Dược.Như vậy là tùy trường hợp mẹ cháu bị bệnh gì mà bác sĩ sẽ có phương thức điều trị thích hợp. Không có một phương pháp nào điều trị nhanh mà có hiệu quả cả nên thông tin mà bạn đưa ra chúng tôi không thể trả lời được, hoặc giả là phương pháp bạn thấy trên truyền hình là cho bệnh khác… Cháu có thể cho mẹ tham khảo ý kiến của các bác sĩ chấn thương chỉnh hình ở các khoa xương khớp của bệnh viện. Chúc mẹ cháu nhanh khỏi bệnh.
- Câu hỏi số 137 : Giải đáp các thắc mắc về viêm khớp. Bệnh viêm khớp là gì ? Nguyên nhân và triệu chứng thế nào ? Làm thế nào để chữa trị và phòng chống bệnh ?…Những thắc mắc xung quanh bệnh viêm khớp của bạn sẽ được giải đáp dưới đây.
Trả lời : Ai dễ mắc bệnh viêm khớp ? Bệnh viêm khớp có thể đến một cách âm thầm và sớm hơn bạn tưởng vì giai đoạn đầu không có biểu hiện gì khác thường. Đa số mọi người thường nghĩ viêm khớp chỉ xảy ra ở người già nhưng trên thực tế Bệnh viêm khớp thường xảy ra những người độ tuổi trên 40 hoặc có thể thấp hơn, đặc biết với những người đã từng bị tổn thương xương khớp. Ở người viêm khớp, phần sụn, cơ quan có tác dụng bôi trơn, bảo vệ đầu xương dần mất đi, nguyên nhân hiện chưa rõ ràng nhưng đó là sự kết hợp giữa các nhân tố tuổi tác, gene di truyền, do chấn thương hay béo phì. Tuổi tác là một nguy cơ nhưng không hẳn ai về già cũng bị bệnh viêm khớp.
Triệu chứng nào cảnh báo viêm khớp ? Giai đoạn đầu của viêm khớp thường không có biểu hiện gì khác thường. Bệnh viêm khớp tiến triển ở vùng đầu gối, hông, xương sống, thắt lưng, cổ và khớp cổ tay. Chỉ khi bị mất lượng đáng kể sụn thì người ta mới cảm thấy đau và mất chức năng của khớp. Nếu bị sưng, cứng hay đau khớp trong hơn 2 tuần, hãy đi khám bác sỹ. Việc chẩn đoán, dùng thuốc giảm đau, điều chỉnh lối sống sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương nặng hơn. Phương pháp chẩn đoán cần phối hợp kết quả chụp X-quang, thử máu và thử nước tiểu. Có loại thực phẩm để giảm viêm khớp hay không ? Có, đó là những thực phẩm chống viêm sưng, triệu chứng phổ biến ở cả dạng thấp khớp lẫn viêm khớp mãn tính. Đó là hàng tuần có vài bữa dùng thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 trong cá vùng nước lạnh hay trứng, tăng cường gia vị như gừng hay nghệ. Người ta cũng thường nói rằng cà chua, khoai tây, cà tím, hạt tiêu cũng có thể giảm đau khớp nhưng mới có rất ít bằng chứng về mặt khoa học chứng minh điều này. Ngoài ra, người bị viêm khớp hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm có hóa chất làm tăng độ xốp hay mỡ động vật để tránh kích thích viêm sưng. Bẻ khớp có thể gây viêm khớp không ?
Nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay, chân, vặn cột sống cổ, lưng tạo ra những tiếng kêu vui tai nhưng vô tình tạo ra lực phá hủy khớp bởi sự va chạm mạnh của hai đầu sụn khớp tiếp giáp nhau. Nếu muốn tạo cho khớp cảm giác thoải mái mà vẫn tránh được vi chấn thương thì chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa mà không gây đau, không tạo ra tiếng kêu vì động tác đơn giản này đã góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tránh được hiện tượng dính khớp và vi chấn thương. Giải pháp nào để giảm đau do viêm khớp tại nhà ? Liệu pháp nóng hay lạnh đều cho thấy giảm đau khá hiệu quả. Tại nhà, bạn có thể đặt một túi vải nhỏ chứa gạo vào lò vi sóng để làm nóng lên trong 2 phút. Thử độ nóng trước khi áp lên vùng bị đau khớp, chườm như vậy cho đến khi nhiệt độ hạ dần. Để giảm đau bằng nhiệt độ lạnh, bỏ túi nhỏ chứa hạt đậu Hà Lan vào tủ lạnh, sau đó lấy ra và chườm quanh vùng khớp bị đau và sưng.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 4
- Câu hỏi số 138 : Làm gì để phòng tránh bệnh viêm khớp ?
Trả lời : Để phòng tránh bệnh viêm khớp bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường ăn các thực phẩm rau xanh,vitamin C,E, các thực phẩm giàu axit béo omega-3. Hạn chế ăn nhiều chất béo, ngọt, giàu năng lượng để tránh béo phì, thừa cân. Vì đây là một trong những nguyên nhân gât tăng lực nén lên tổ chức xương khớp. Trong các vận động hàng ngày, chọn tư thế ngồi đúng cách, lưng thẳng, ghế có tựa để giảm tối đa lực ép lên đĩa đệm; Không cố hết sức để với cao, với xa hay khiêng vác vật nặng vì tất cả các động tác quá sức gây ra căng cơ, dễ trật khớp và cũng dễ tạo ra vi chấn thương lên ổ khớp. Không nên tắm quá lâu, nằm ngủ trực tiếp trên nền gạch vì nền gạch lạnh, môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp sẽ gây co cơ, hẹp khe khớp tăng nguy cơ tạo vi chấn thương. Ngoài ra, cần khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm các bệnh như đái tháo đường, loãng xương, bệnh gout để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về khớp.
- Câu hỏi số 139 : Hỏi đáp về bệnh viêm khớp vai. Chào bác sỹ ! Tôi năm nay 26 tuổi chơi cầu lông cũng được khá lâu. Khoảng 2 tháng trước tôi thường bị đau ở vai nhưng không rõ rệt. Thỉnh thoảng vai bị đau khi tôi dơ tay lên cao hoặc xoay vai, đặc biệt khi tối ngủ mà nằm đè lên vai bị đau thì sáng dậy vai đau ê ẩm cho đến khi vận động lại mới thuyên giảm. Vai đau tăng dần đến mức tôi phải xoa thuốc bóp và nghỉ chơi cả tuần mới thấy đỡ đau. 2 tuần gần đây vai của tôi đau mạnh và thường xuyên hơn làm tay cử động, sinh hoạt rất khó khăn. Không chơi được cầu lông nữa. Xin bác sỹ cho biết tôi bị bệnh gì và vai có khả năng hồi phục như lúc đầu để có thể chơi cầu lông lại bình thường không ? Tôi cảm ơn bác sỹ.
Trả lời: Chào bạn !Theo như bạn mô tả, rất nhiều khả năng bạn đã bị viêm khớp vai hoặc rách nhóm gân cơ xoay ở vai. Viêm khớp vai là tình trạng đau quanh khớp ở vùng vai, nguyên nhân là do tổn thương các phần mềm quanh khớp gồm gân, cơ dây chằng, viêm bao khớp, sụn khớp và màng dịch họa. Triệu chứng của viêm khớp vai là đau âm ỉ xung quanh các khớp, lúc đầu là những cơn đau nhẹ xung quanh vai. Khi bệnh phát triển có thể gây ra chứng viêm và co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động của khớp vai. Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc xung quanh khớp vai, có chức năng làm chắc vai, và giúp ta làm động tác dơ tay lên, đưa tay ra trước ra sau và xoay vai. Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, một khi bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị.
- Câu hỏi số 140 : Tôi bị viêm khớp vai đã lâu, nhưng chưa tìm được ra các thông tin cụ thể. Không biết bác sĩ biết những nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm khớp vai không vậy ? Nếu tôi biết được nguyên nhân rồi thì làm sao chữa trị bệnh đau khớp vai này đây ?
Trả lời : Nguyên nhân gây ra bệnh. Đau khớp vai, viêm khớp vai hay rách nhóm gân cơ xung quanh vai là do vận động quá mức trong thể thao, thường gặp ở các môn: tennis, cầu lông, bóng chuyền, cử tạ…. Với các nguyên nhân sau. Chơi quá sức. Khởi động không kỹ. Thể lực cơ bắp không đủ, hoặc yếu trong người khi chơi. Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai như: cú xẹc, smash hay rờ-ve trong tennis, cú smash, đánh phong trong cầu lông; , giao bóng hay đập bóng trong bóng chuyền, cử nâng hay giật tạ…
Chẩn đoán và chữa trị:. Khi bị chấn thương đau vai, chúng tôi khuyên bạn nên làm những việc sau: Ngừng chơi cho đến khi vai trở lại bình thường. Chườm đá vùng vai đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút. Tắm nước nóng toàn thân. Phải treo tay lên nếu đau nhiều. Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu. Nghỉ chơi ít nhất 3 -7 ngày. Trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Không nên nằm ngủ đè lên vai đau. Uống thuốc kháng viêm giảm đau.
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên nhưng sau một tuần bệnh không thấy thuyên giảm, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa xương khớp hoặc chấn thương thể thao để chuẩn đoán và có kế hoạch chữa trị bệnh kịp thời, hồi phục lại chức năng vận động của khớp vai.
- Câu hỏi số 141 : Tôi chơi thể nào nhiều, nhưng vẫn bị đau xương khớp, vậy làm sao để biết những việc hiện nay không nên làm, cũng như các biện pháp điều trị hữu hiệu nhất hiện nay. Ngoài ra, sau khi hồi phục chấn thương thể thao, tôi có còn bị đau nhức xương khớp nữa không ?
Trả lời : Những việc sau đây bạn không nên làm: Xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau, vì nóng sẽ làm tăng sưng nề và tụ máu bầm nơi gân tổn thương. Bạn không được xoa bóp các loại dầu nóng hoặc rượu thuốc vào vùng vai đau vì như vậy nóng sẽ làm tụ máu tăng sưng nề nơi gân quanh vai vùng tổn thương. Không nên nắn sửa không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm. Không cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.
Biện pháp điều trị chuyên khoa: sau khi khám và đánh giá đúng tổn thương, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa. Chụp XQ, hoặc MRI(cộng hưởng từ) để tìm chồi xương va khảo sát gân rách. Kê toa thuốc đặc trị giúp giãn cơ, tan máu bầm, và kháng viêm tại chỗ. Chỉ định vật lý trị liệu siêu âm sóng ngắn, chạy điện hỗ trợ tại chỗ viêm. Hướng dẫn bạn các bài tập phục hồi và trở lại chơi thể thao tùy theo giai đoạn bệnh. Chích thuốc kháng viêm có chứa steroid tại chỗ viêm. Nếu nặng hoặc tái di tái lại bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nội soi khớp vai lấy mô viêm trong gân, làm gân trơn láng trở lại, hoặc may lại gân rách.
Đây là 1 phương pháp phẫu thuật tiên tiến đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, thẫm mỹ, ít đau, thời gian phục hồi nhanh, giúp bạn có thể chơi lại thể thao phong độ cao. Bạn có thể cân nhắc để điều trị bằng phương pháp này. Chơi trở lại sau hồi phục chấn thương như thế nào ? Sau khi điều trị bệnh bạn cần có chế độ tập luyện phù hợp, tuyệt đối không nóng vội và chơi ngay cầu lông với cường độ như xưa mà phải tuân thủ các điều sau:. Tập tăng sức mạnh gân cơ, tập tăng độ dẻo của cơ vùng vai bằng các bài tập kéo dãn. Tập thể lực và độ bền toàn thân. Khởi động-làm nóng kỹ trước khi chơi.. Điều chỉnh kỷ thuật các động tác chơi cho chuẩn. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.
- Câu hỏi số 142 : Hỏi về bệnh viêm đa khớp dạng thấp ? Chào bác sỹ, tôi năm nay 52 tuổi, một năm trở lại đây tôi thường bị đau các khớp ngón tay, khớp gối, có lúc tê cứng không vận động được. Tôi có đi khám thì được bác sỹ chuẩn đoán là bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp và có cho tôi một số loại thuốc nhưng uống không thấy thuyên giảm. Vậy bác sỹ cho tôi biết có phương pháp nào chữa được bệnh của tôi không. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời : Chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, như bạn mô tả và được chẩn đoán thì bạn đang mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Ngoài những triệu chứng như bạn đã nêu viêm đa khớp dạng thấp còn có một số dấu hiệu sau: Cứng khớp vào buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà -phải xoay khớp, xoa bóp chừng 5-10p mới có thể vận động. Sau đấy bạn cảm thấy đau các khớp như khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân.
Đặc điểm đau của viêm đa khớp dạng thấp là: Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau cân đối hai bên. Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bạn đã bị bệnh giai đoạn nặng. Khi có những biểu hiện đáng ngờ, xảy ra thường xuyên, cần đi kiểm tra. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh của hệ thống tự miễn có nghĩa là cơ thể tự sinh ra những chất chống lại chính khớp và gây đau. Vì là một bệnh tự miễn nên việc điều trị khỏi dứt điểm là rất khó khăn. Điều trị bệnh là sự kết hợp của nhiều phương pháp cả dùng thuốc, vật lý trị liệu, và tập luyện. Thường thì kéo dài từ 1-2 năm có khi lâu hơn tùy vào cơ địa của người bệnh.
Những bệnh mãn tính đòi hỏi thời gian dài chữa trị. Chính vì thế nhiều khi người bệnh thường không theo đủ liệu trình hoặc nghi ngờ bác sĩ. Kết cục, họ tự đi chữa theo mách bảo và rồi tự gánh họa vào thân. Có những trường hợp tự dùng thuốc chữa bệnh khớp dẫn đến dị ứng làm tác hại da. Điều không may là viêm đa khớp dạng thấp lại hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi lao động nên nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và sinh hoạt thường ngày. Chính vì thế mà chúng ta cần phát hiện và điều trị cho tốt.
Việc điều trị bệnh không chỉ là dừng lại ở mức độ uống thuốc mà bạn cần kết hợp nhiều phương pháp như vật lý trị liệu, vận động phục hồi chức năng khớp. Điều trị ngoại khoa như bóc bỏ màng hoạt dịch hay phẫu thật chỉnh hình nếu khớp bị biến dạng, đứt dây chằng, trật khớp. Điều trị bệnh này phụ thuộc khớp bị tổn thương, mức độ bị bệnh, thời gian bệnh. Vì thế người bệnh không thể tự ý chữa trị. Nếu bệnh được kiểm soát tốt, chúng ta sẽ có cuộc sống bình thường. Còn nếu như không được điều trị chặt chẽ, khớp sẽ bị biến dạng, hỏng khớp, mất vận động và dần dần là bị liệt và biến dạng chi như kiểu vạt chân, bàn tay gió thổi.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 5
- Câu hỏi số 143 : Hỏi về bệnh đau khớp ở người già. Chào bác sỹ! Bà cháu năm nay 67 tuổi, 3 tháng nay bà thường bị đau các khớp ngón tay khớp bàn tay. Khi thời tiết thay đổi bà hay bị tê đau khớp gối. Xin cho cháu hỏi bà cháu bị bệnh gì và cách chữa trị thế nào? Chế độ ăn uống tập luyện ra sao ạ. Cháu cảm ơn bác sỹ.
Trả lời : Chào bạn ! Theo mô tả của bạn, tôi nghĩ bà của bạn bị thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp gối tức là tình trạng sụn mặt khớp bị hư. Đây là bệnh lý có liên quan đến tuổi và hay xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi 40-50. Tổn thương của loại bệnh này biểu hiện từ tình trạng nhuyễn sụn tức là mặt sụn khớp của khớp gối bị mềm, tiếp đến lớp sụn này sẽ bị hư tạo các đường nứt và lan sâu xuống tận vùng xương. Nặng hơn nữa là các mảng sụn bị bong tróc ra để lộ lớp xương dưới sụn, bao hoạt mạc khớp gối sẽ bị viêm và tiết ra nhiều loại men làm hư thêm lớp sụn này.
Cơ thể phản ứng bằng cách tạo xương sữa chữa nhưng không thành công và tạo ra các hình ảnh gai xương trong khớp gối khi chụp phim X-quang. Biểu hiện của bệnh là tình trạng đau khớp gối và đặc biệt là đau khe khớp gối bên trong vì phần lớn khớp gối của chúng ta bị vẹo vào trong (gối varus). Đau tăng khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Chụp phim với tư thế đứng trên một chân bị đau sẽ thấy hình ảnh xơ đặc xương vùng khe khớp bên trong, nặng hơn có thể thấy hẹp khe khớp và các gai xương. Tiến triển lâu dài khớp gối sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng vẹo vào trong gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế.
Về Tây y sẽ điều trị bằng việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp. Việc điều trị bằng thuốc nếu sau 2 hoặc 3 tháng không hiệu quả sẽ phải sử dụng đến biện pháp mổ xẻ, hiện tại có nhiều cách như làm nội soi cắt hoặc mạc và làm sạch sụn hư bằng sóng radio cao tần, khoan xương cho chảy máu với hy vọng sụn sẽ mọc ra.
Ghép xương sụn tự thân qua nội soi tức là lấy sụn lành từ nơi không phải chịu lực ghép vào nơi hư. Đục xương sửa trục khớp gối cho thẳng trở lại hoặc hơi vẹo ra ngoài một chút vì phần sụn bên ngoài thường còn tốt. Và biện pháp cuối cùng khi sụn hư hoàn toàn là thay khớp gối nhân tạo toàn phần hoặc bán phần. hiện tại một số bệnh viện đã có triển khai hầu hết các loại phẫu thuật kể trên.
Hiện tại chúng tôi đã thực hiện các thành công các phẫu thuật như nội soi làm sạch khớp, bơm chất nhầy, ghép sụn xương tự thân, bơm huyết tương giàu tiểu cầu để kích thích mọc sụn, thay khớp toàn phần ở các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp. Bạn có thể đưa mẹ đến để chúng tôi khám và tư vấn kỹ cụ thể hơn.
- Câu hỏi số 144 : Đau lưng âm ỉ có phải bị thoát vị đĩa đệm. Chào bác sỹ ! Em năm nay 24 tuổi, em có đi tập thể hình, gần 1 tháng này cứ vào buổi sáng là vùng thắt lưng em bị đau ê ẩm, nhất là khi nằm ngửa. Đau cả ra phía trước bụng. Khi nằm nghiêng hoặc đứng lên đi lại thì cơn đau có giảm đi chút. Ngoài ra em còn thấy dáng đi của mình cứ vẹo vẹo, như bị lệch cột sống. Bác sỹ cho em biết em bị bệnh gì và chữa trị như thế nào ạ. Em cám ơn bác sỹ.
Trả lời : Chào em ! Theo những triệu chứng em mô tả tôi nghĩ rằng có thể em đang gặp phải tình trạng đau thắt lưng cấp trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống hoặc viêm cột sống thắt lưng do vi trùng … Bệnh lý thoát vị đĩa đệm thắt lưng có các triệu chứng thường gặp là: Đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân. Teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân.
Trong mail em viết em có tham gia tập thể hình, tôi nghĩ chứng đau thắt lưng của em có thể bắt nguồn do em tập luyện sai tư thế hoặc khởi động chưa kỹ. Với trường hợp này em chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian tập luyện các bài tập lưng đơn giản là có thể sớm khỏi bệnh và trở lại với công việc hàng ngày
Việc em có triệu chứng vẹo cột sống cũng có thể do nguyên nhân là em tập thể hình sai tư thế trong thời gian dài mà không biết. Biết cách giữ tư thế đúng trong sinh hoạt và vận động là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phòng tránh chứng đau thắt lưng và các chấn thương cho cột sống.
Những tư thế đúng khi đứng, ngồi, hay mang vật nặng giúp trọng lượng của cơ thể được phân bổ đều khắp cột sống và duy trì độ cong sinh lý tự nhiên của cột sống, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất sức nặng đè lên cột sống.
Ngoài ra, em có thể dùng thuốc để chữa trị các cơn đau cấp. Tuy vậy,em cần lưu ý rằng phần lớn các thuốc giảm đau, kháng viêm thường đi kèm với biến chứng trên dạ dày và thận.
Một số mẹo nhỏ để phòng tránh đau thắt lưng:
- Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút.
- Không nên ngồi lom khom, ẹo sang bên hay đứng cúi thắt lưng thẳng gối trong thời gian dài.
- Thường xuyên thay đổi tư thế để vận động lưng, thắt lưng, bảo vệ cột sống và giúp các cơ hoạt động.
- Khi lưng hồi phục hẳn em mới đi tập thể hình trở lại, tránh để trường hợp đang bị đau lưng mà em vẫn tập thì nguy cơ đau càng tăng
- Vận động liệu pháp là một phương pháp phòng ngừa đau lưng rất tốt, rất cần tập đi bộ và tốt nhất là tập đi lùi. Tuy nhiên, khi tập luyện cần phải chọn nơi bằng phẳng, rộng rãi, nên tập ở những nơi có nhiều người cùng tập luyện, trong quá trình tập luyện luôn đòi hỏi phải có sự kiên trì và phải tập trong một thời gian dài.
- Mức độ và thời gian tập luyện còn tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mỗi người, cần tiến hành tuần tự từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, không nên ép sức hay cố kéo dài thời gian để thực hiện những động tác quá sức chịu đựng của bản thân.
Tuy nhiên trường hợp em thấy cơn đau thắt lưng lan đến chân, có cảm giác tê, kim châm đau nhói ở chân, không thể đứng dậy và mất kiểm soát tiểu tiện thì có thể em đang bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, em cần đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp khám trực tiếp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn. Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh !
- Câu hỏi số 145 : Cách điều trị và luyện tập khi bị viêm cột sống dính khớp. Tôi năm nay 27 tuổi, bị đau lưng cách đây 4 năm. hiện tại lưng tôi bị gù, đi lại khó khăn, không làm việc nặng được. Tôi đi chụp phim và được chuẩn đoán là bị Viêm cơ dính khớp. xin bác sỹ chỉ giúp cho tôi phương pháp tập luyện, điều trị và có thể dùng thuốc gì để điều trị bệnh…. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời : Chào bạn. Bệnh VCSDK muốn giảm nhẹ đau đớn phương pháp tốt nhất là tích cực điều trị bằng các thuốc chống viêm để kiểm soát đau khớp, rồi từ từ hoạt động các khớp xương. Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, bạn phải nghỉ ngơi. Khi không vận động phải đặt khớp xương viêm cấp tính ở vị trí thích hợp hoặc dùng nẹp để hạn chế cử động, tránh phát sinh co rút khớp. Trong thời kỳ cấp tính phải kiên trì vận động duỗi thẳng chi và cột sống để giảm nhẹ các cơn đau do co rút cơ gây ra.
Khi nằm nghỉ, bạn phải nằm ngửa trên nền cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng để tránh các khớp bị co rút nặng thêm. Với tư thế này nếu có dính khớp thì bạn vẫn có thể đi lại được. Tuy nhiên khi bệnh đã đỡ thì cần phải tích cực vận động càng sớm càng tốt để chống dính khớp.
Trong thời gian bị bệnh, mỗi ngày cần hoạt động xương khớp nhẹ nhàng 1-2 lần để giúp giảm bớt co cứng khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. bạn có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn. Thậm chí sau khi các triệu chứng bệnh đã khỏi thì vẫn phải kiên trì vận động trong thời gian dài để duy trì các khớp xương ở trạng thái chức năng bình thường.
Bệnh cũng ảnh hưởng cả đến thế hệ con cái của bạn. Bạn nên lập gia đình và có con sớm, ở giai đoạn đầu của bệnh khi chưa có biến dạng cột sống và các khớp. Những người VCSDK nếu thấy khớp háng không thoải mái thì nên đi kiểm tra sớm và khám định kỳ.
Đối với người khớp háng đã bị cứng đờ, không thể sinh hoạt và làm việc bình thường thì phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.
Để điều trị bệnh này cần sự kiên trì, bạn nên kết hợp uống thuốc và có chế độ luyện tập thích hợp. Bạn có thể qua các trung tâm phục hồi chức năng, xoa bóp bấm huyệt và trung tâm Đông Y và kết hợp với việc dùng hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị.
- Câu hỏi số 146 : Tôi vừa phát hiện ra mình bị viêm khớp. Điều này có đồng nghĩa với việc tôi phải từ bỏ các hoạt động thể chất ?
Trả lời: Bệnh khớp rất khác nhau ở mỗi người. Hãy hỏi bác sĩ để xác định cẩn thận loại và mức độ bệnh khớp của bạn. Sau đó sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định tốt nhất cho sở thích và hoạt động của bạn.
Mức độ hoạt động sẽ tùy thuộc vào khớp nào bị ảnh hưởng và mức độ nặng của bệnh. Nếu bạn bị tổn thương khớp, các hoạt động gây căng khớp hoặc đòi hỏi vận động liên tục sẽ làm cho bệnh của bạn trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ bị tổn thương khớp nhẹ và hầu hết các triệu chứng có liên quan đến dây chằng, gân và cơ xung quanh khớp, một chương trình tập luyện nhẹ nhàng có thể cải thiện bệnh khớp. Đảm bảo có các bài tập co giãn và làm chắc cơ trong chương trình tập luyện của bạn.
- Câu hỏi số 147 : Hỏi: Tôi có thể làm gì để bảo vệ khớp nếu tôi bị viêm khớp ?
Trả lời: Các hoạt động gây áp lực đột ngột lên khớp bị viêm – như chạy bộ hoặc chơi tennis - dễ làm các triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn, tăng sưng và viêm. Tập luyện làm khỏe cơ sẽ bảo vệ khớp, giảm áp lực và tổn thương khớp.
Thí dụ, tập chắc các cơ ở trước và sau đùi giúp bảo vệ khớp gối và háng; bạn có thể đi bộ với nhịp độ đi thoải mái và một đôi giầy vừa vặn. Nếu khớp quá đau hoặc tổn thương không cho phép các hoạt động như đi bộ, thì bơi hoặc các bài tập dưới nước khác có thể là lựa chọn tốt hơn giúp bạn năng động và rắn chắc. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số bài tập để tăng sức bền cho cơ mà không lạm dụng khớp.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 6
- Câu hỏi số 148 : Tôi bị viêm khớp và đầu gối tôi tê cứng lại sau khi ngồi lâu. Tôi thấy sẽ ít bị cứng hơn nếu tôi đứng dậy và đi lại xung quanh. Liệu có tốt hơn nếu tôi luôn luôn vận động ?
Trả lời: Nhiều người viêm khớp bị tê cứng sau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi, đặc biệt nếu họ sử dụng khớp nhiều trước khi ngồi hoặc nghỉ. Hầu hết những người viêm khớp dạng thấp bị tê cứng sau khi nghỉ ngơi, nhất là vào buổi sáng. Vận động sẽ làm giảm bớt một số triệu chứng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên sử dụng quá mức khớp viêm. Với viêm xương khớp mạn tính, nghỉ ngơi và chăm sóc khớp tốt sẽ làm giảm cứng khớp.
Nếu bạn phải ngồi lâu, thường xuyên điều chỉnh tư thế để tránh hoặc giảm bớt tê cứng. Thí dụ, xoay đầu sang một góc khác, di chuyển vị trí của cánh tay, co và duỗi chân. Các vận động nhẹ này giúp ngăn ngừa cứng khớp quá mức.
- Câu hỏi số 149 : Tôi bị viêm khớp và đầu gối tôi tê cứng lại sau khi ngồi lâu. Tôi thấy sẽ ít bị cứng hơn nếu tôi đứng dậy và đi lại xung quanh. Liệu có tốt hơn nếu tôi luôn luôn vận động ?
Trả lời: Nhiều người viêm khớp bị tê cứng sau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi, đặc biệt nếu họ sử dụng khớp nhiều trước khi ngồi hoặc nghỉ. Hầu hết những người viêm khớp dạng thấp bị tê cứng sau khi nghỉ ngơi, nhất là vào buổi sáng. Vận động sẽ làm giảm bớt một số triệu chứng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên sử dụng quá mức khớp viêm. Với viêm xương khớp mạn tính, nghỉ ngơi và chăm sóc khớp tốt sẽ làm giảm cứng khớp.
Nếu bạn phải ngồi lâu, thường xuyên điều chỉnh tư thế để tránh hoặc giảm bớt tê cứng. Thí dụ, xoay đầu sang một góc khác, di chuyển vị trí của cánh tay, co và duỗi chân. Các vận động nhẹ này giúp ngăn ngừa cứng khớp quá mức.
- Câu hỏi số 150 : Xin chào Bác sĩ, là người nghiên cứu và điều trị chuyên sâu ông có thể cho biết các bệnh về xương khớp hiện nay bao gồm các dạng nào ?
Bs Phùng Hải Đăng trả lời : Theo nghiên cứu của y học hiện nay các bệnh về xương khớp rất đa dạng trong đó có một số dạng có tỉ lệ mắc rất cao như: Viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, đau lưng, đau cổ vai gáy…
- Câu hỏi số 151 : Nhiều bạn gọi điện đến hỏi về bài thuốc Dược liệu trị bệnh xương khớp đang áp dụng điều trị tại Trung tâm xương khớp đông y Việt Nam. Ông có thể cho độc giả biết cụ thể hơn về bài thuốc này ?
Bs Phùng Hải Đăng trả lời : Bài thuốc Dược liệu trị bệnh xương khớp được chúng tôi nghiên cứu dựa trên các y văn cổ để lại, đây là bài thuốc được áp dụng trong hoàng triều chuyên để chữa trị cho các bậc vua chúa quan lại trong triều đình. Dựa trên y văn cổ chúng tôi nghiên cứu và có một số thay đổi cho phù hợp với cơ địa cơ thể người, thể trạng và môi trường sống hiện tại.
Bài thuốc gồm ba thành phần chính: Dược liệu hoàn tán, dược liệu cao hoàn, dược liệu dạng bôi. Ba thành phần này đáp ứng được việc nội chấn còn với ngoại chấn chúng tôi kết hợp thêm xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu. Tùy theo mỗi dạng bệnh mà các thành phần trong thuốc có tỉ lệ khác nhau.
- Câu hỏi số 152 : Xin Ông cho biết về thời gian sử dụng bài thuốc và chế độ sinh hoạt tập luyện trong quá trình điều trị ?
Bs Phùng Hải Đăng trả lời : Thời gian điều trị tùy thuộc vào dạng bệnh và mức độ bệnh nhưng thông thường là từ 2 đến 6 tháng. Như các bạn đã biết với đông y thì thời gian tác dụng thường chậm nhưng đổi lại tính an toàn lại cao và không có tác dụng phụ. Các bệnh nhân đến với chúng tôi thường đã sử dụng quá nhiều phương pháp khác dẫn đến tính phức tạp trong điều trị.
Với những trường hợp cấp tính ( xuất hiện đau đột ngột mà chưa gặp phải bao giờ) chúng tôi chỉ điều trị trên dưới một tuần là khỏi vĩnh viễn. Trong thời gian điều trị bệnh nhân chỉ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn là đem lại hiệu quả tốt.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 7
- Câu hỏi số 153 : Như vậy có thể nói bài thuốc đem lại hiệu quả toàn diện với tất cả các dạng bệnh xương khớp. Xin Bác sĩ cho biết mức độ phổ biến của bài thuốc.
Bs Phùng Hải Đăng trả lời : Bài thuốc được đánh giá rất cao cả ở trong và ngoài nước. Bài thuốc được ứng dụng rộng rãi ở các Trung tâm y học cổ truyền, viện nghiên cứu, phòng khám đông y trên cả nước. Nhiều đơn vị ở Nga, Hàn Quốc. Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản cũng đã liên hệ với chúng tôi để đưa bài thuốc đến với cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
- Câu hỏi số 154 : Nhiều bạn do đặc thù công việc rất bận rộn nên muốn hỏi về cách sử dụng thuốc có phức tạp không ?
Bs Phùng Hải Đăng trả lời : Việc điều trị bằng bài thuốc rất đơn giản, với thuốc uống chúng tôi đã cô thành cao và tán thành bột nên chỉ việc pha với nước để uống, bạn có thể uống ở nhà hoặc mang đến nơi làm việc đều rất thuận tiện, với thuốc xoa bóp chúng tôi cũng chiết xuất đậm đặc nên rất nhỏ gọn có thể mang đi bất cứ đâu.
- Câu hỏi số 155 : Việc điều trị các bệnh về xương khớp mất nhiều thời gian và tốn kém vậy ông có thể đưa ra lời khuyên cho những người chưa mắc để phòng bệnh ?
Bs Phùng Hải Đăng trả lời : Theo kinh nghiệm của tôi nếu mắc các bệnh về xương khớp thể cấp tính, mãn tính thì nên điều trị bằng đông y. Ví dụ với bệnh đau vai gáy xuất hiện do tư thế ngồi, nằm không đúng, khi người mắc đang ở thể cấp tính đến điều trị chúng tôi chỉ cần sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt và châm cứu thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
Nhưng nếu điều trị tây y thì các bác sĩ thường cho uống giảm đau dẫn đến người bệnh lầm tưởng đã khỏi và sau đó bệnh quay trở lại thì đã thành mãn tính. Khi bệnh đã trở thành mãn tính thì việc điều trị sẽ mất thời gian hơn. Thời gian qua chúng tôi cũng đón tiếp những bệnh nhân sau khi chụp chiếu ở bệnh viện có kết quả cũng được các bác sĩ khuyên đến thẳng chỗ chúng tôi và kết quả điều trị rất tốt. Với những người bình thường chưa mắc các bệnh về xương khớp tôi có một số lời khuyên sau đây:
- Thường xuyên tập thể dục với cường độ vừa phải đúng khoa học ( tập thể dục không đúng phương pháp cũng là nguyên nhân gây nên bệnh xương khớp). Tốt nhất là mỗi ngày đi bộ khoảng từ 30 – 60 phút.
- Thực hiện chế độ ăn giàu can xi, nên nhớ rằng việc bổ sung can xi bằng nguồn thực phẩm tự nhiên tốt hơn rất nhiều so với các loại canxi tổng hợp được quảng cáo tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học hợp lí, trong đó tư thế ngồi, nằm rất quan trọng. Không nên ngồi quá lâu ở một tư thế ( dễ gây bệnh lí cột sống), không gối đầu quá cao ( dễ gây bệnh đau vai gáy), không mang vác nặng khi cơ thể chưa quen cường độ chịu đựng. Không để cơ thể nhiễm lạnh, hoặc nóng lạnh đột ngột.
- Thực hiện khám chuyên khoa định kì, đặc biệt với lứa tuổi từ 40 trở lên. Việc phát hiện sớm bệnh lí sẽ rất thuận lợi cho quá trình điều trị tránh những hệ lụy cao sau này.
- Câu hỏi số 156 : Tôi vừa được chuẩn đoán mắc bệnh viêm khớp. Điều này có nghĩa là tôi phải từ bỏ các hoạt động thể chất ?
BS Trung tâm xương khớp Đông Y Việt Nam trả lời : Bệnh viêm khớp ở mỗi người rất khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ để xác định cẩn thận loại và mức độ bệnh khớp của bạn. Sau đó sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định tốt nhất cho sở thích và hoạt động của bạn.
Mức độ hoạt động sẽ tùy thuộc vào khớp nào bị ảnh hưởng và mức độ nặng của bệnh. Nếu bạn bị tổn thương khớp, các hoạt động gây căng khớp hoặc đòi hỏi vận động liên tục sẽ làm cho bệnh của bạn trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ bị tổn thương khớp nhẹ và hầu hết các triệu chứng có liên quan đến dây chằng, gân và cơ xung quanh khớp, một chương trình tập luyện nhẹ nhàng có thể cải thiện bệnh khớp. Đảm bảo có các bài tập co giãn và làm chắc cơ trong chương trình tập luyện của bạn.
- Câu hỏi số 157 : Tôi có thể làm gì để bảo vệ khớp nếu tôi bị viêm khớp ?
BS Trung tâm xương khớp Đông Y Việt Nam trả lời : Các hoạt động gây áp lực đột ngột lên khớp bị viêm – như chạy bộ hoặc chơi tennis – dễ làm các triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn, tăng sưng và viêm. Tập luyện làm khỏe cơ sẽ bảo vệ khớp, giảm áp lực và tổn thương khớp.
Ví dụ, tập chắc các cơ ở trước và sau đùi giúp bảo vệ khớp gối và háng. bạn có thể đi bộ với nhịp độ đi thoải mái và một đôi giầy vừa vặn. Nếu khớp quá đau hoặc tổn thương không cho phép các hoạt động như đi bộ, thì bơi hoặc các bài tập dưới nước khác có thể là lựa chọn tốt hơn giúp bạn năng động và rắn chắc. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số bài tập để tăng sức bền cho cơ mà không lạm dụng khớp.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 8
- Câu hỏi số 158 : Xin chào Trung tâm, Tôi đã bị bệnh viêm đa khớp ở các chi và vai gáy. Bệnh kéo dài hơn 10 năm nay, tôi đã dùng rất nhiều thuốc Tây y nhưng chỉ cắt giảm cơn đau chứ không khỏi được bệnh. Vậy nếu chữa bằng Đông y thì bệnh của tôi có khả năng khỏi được không ?
Ths Nguyễn Văn Long trả lời : Hiện nay, điều trị bệnh xương khớp bằng Tây y có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng dễ dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Không chỉ vậy mà trong thuốc có kèm theo ít nhiều tác dụng phụ và gây nguy hại cho sức khỏe như: ức chế hệ thần kinh trung ương, suy gan, suy thận, viêm dạ dày, tá tràng… Tuy nhiên, khác với Tây y, việc điều trị xương khớp bằng Đông y không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn có thể khắc phục hoàn toàn những hạn chế mà Tây y chưa làm được. Đó là những ưu điểm nổi bật mà việc điều trị xương khớp bằng Đông y mang lại. Vì vậy, bác nên chọn phương pháp Đông y để chữa bệnh cho mình. Chúc bác khỏe.
- Câu hỏi số 159 : Tôi đang bị đau khớp gối, tôi cũng đã chữa trị nhiều nơi bằng cả Tây y và Đông y nhưng bệnh vẫn không khỏi. Tôi được một người thân giới thiệu về bài thuốc "Dược liệu đặc trị bệnh xương khớp". Vậy các bác sĩ có thể cho tôi biết công dụng của bài thuốc ?
Ths Nguyễn Văn Long trả lời : Không chỉ dừng lại ở việc cắt giảm các cơn đau ở các khớp xương, bài thuốc còn đi vào điều trị tận căn nguyên của bệnh mang lại hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Liệu trình điều trị bệnh xương khớp được thực hiện theo phương thức kết hợp chặt chẽ giữa Nội chấn và Ngoại chấn. Nội chấn là sử dụng thuốc uống điều trị từ bên trong cơ thể gồm dược liệu hoàn tán (Thuốc uống dạng thô), dược liệu cao hoàn (Thuốc uống dạng cao). Ngoại chấn là dùng thuốc xoa bóp trực tiếp lên các vùng xương khớp bị sưng tấy, đỏ đau với loại dược liệu xoa bóp (Thuốc xoa bóp dạng dung dịch).
Thuốc có tác dụng giải nhiệt, giả độc, lưu thông khí huyết, bổ ích can thận, lợi gân cốt, tiêu sưng, tiêu viêm ở các ổ khớp… tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy (dịch khớp) để bảo vệ ổ khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, sụn chêm, màng bao hoạt dịch giúp người bệnh hoạt động dễ dàng. Cảm ơn chị đã quan tâm đến bài thuốc. Chúc chị khỏe.
- Câu hỏi số 160 : Tôi năm nay 62 tuổi, bị thoái hóa 4 đốt sống ở vùng thắt lưng cột sống, mỗi khi thay đổi thời tiết thì bị đau dây thần kinh tọa dọc theo mông xuống chân, khi thì đau bên trái, lúc đau bên phải, đi lại rất khó khăn. Tôi uống thuốc Đông y chữa bệnh được không vì tôi thấy thuốc Tây có rất nhiều tác dụng phụ có hại ?
Ths Nguyễn Văn Long trả lời : Bệnh của bác thường gặp ở lứa tuổi trung niên và tuổi già, khi thời tiết thay đổi các đốt sống bị thoái hóa sẽ có hiện tượng viêm chèn vào các dây thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa dọc theo mông xuống đùi. Tùy thuộc vào tình trạng viêm đốt sống có thể đau bên trái hoặc bên phải hoặc đau cả hai bên.
Bệnh của bác uống thuốc Đông y rất phù hợp để tránh tình trạng phụ thuộc vào thuốc hay phải chịu tác dụng phụ của thuốc khi dùng thuốc Tây. Thuốc có tác dụng chống viêm đốt sống, giảm đau. Bác nên dùng kết hợp với dược liệu xoa bóp xoa bên ngoài vùng thắt lưng và vùng bị đau thì sẽ hết đau nhanh chóng trong vòng vài ngày. Trong thời gian uống thuốc, tuyệt đối kiêng thịt gà, xôi nếp, cá đồng (đặc biệt là cá chép). Tuy nhiên, để chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cần uống thuốc lâu dài từ 3 đến 5 tháng.
- Câu hỏi số 161 : Buổi sáng ngủ dậy tôi thường bị đau ở vùng giữa lưng và vai, gáy. Qua tìm hiểu thông tin tôi biết đến Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, nhưng vì điều kiện ở xa tôi không thể đi khám bệnh trực tiếp được. Tôi muốn được trung tâm tư vấn và hỗ trợ mua thuốc thì phải làm thế nào. Rất mong được hồi âm, xin cảm ơn.
Ths Nguyễn Văn Long trả lời : Trường hợp của bạn có thể liên hệ với trung tâm theo số điện thoại đường dây nóng để được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Nếu bạn muốn mua thuốc để tự điều trị tại nhà thì trung tâm có thể gửi thuốc theo đường bưu điện cho bạn. Thời gian nhận được thuốc từ 2 đến 3 ngày. Bênh cạnh đó, nếu có điều kiện, bạn có thể đến trực tiếp tại cơ sở điều trị của Trung tâm. Chúc bạn khỏe.
- Câu hỏi số 162 : Tôi cần làm gì để phòng tránh bệnh viêm khớp ? Vì mùa Đông, những hôm thời tiết lạnh, tôi thường bị đau ở các khớp ngón tay, ngón chân. Mong bác sĩ giải đáp, cám ơn.
Ths Nguyễn Văn Long trả lời : Để phòng tránh bệnh viêm khớp bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường ăn các thực phẩm rau xanh, vitamin C, E, các thực phẩm giàu axit béo omega-3. Hạn chế ăn nhiều chất béo, ngọt, giàu năng lượng để tránh béo phì, thừa cân. Vì đây là một trong những nguyên nhân gât tăng lực nén lên tổ chức xương khớp. Trong các vận động hàng ngày, chọn tư thế ngồi đúng cách, lưng thẳng, ghế có tựa để giảm tối đa lực ép lên đĩa đệm. Không cố hết sức để với cao, với xa hay khiêng vác vật nặng vì tất cả các động tác quá sức gây ra căng cơ, dễ trật khớp và cũng dễ tạo ra vi chấn thương lên ổ khớp. Chúc bạn sức khỏe.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 9
- Câu hỏi số 163 : Tôi nghe nói có nhiều dạng bệnh khớp. Với các dạng bệnh này thì chữa bệnh bằng Đông y có hiệu quả không, thưa bác sĩ ?
Ths Nguyễn Văn Long trả lời : Bệnh xương khớp có nhiều bệnh khác nhau như: bệnh khô khớp (khô dịch khớp), bệnh thoái hóa khớp (gối, cột sống, đốt sống cổ…), bệnh vôi hóa khớp (gối, cột sống …), bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh viêm xương khớp dạng thấp. Mỗi một bệnh có chẩn đoán xác định và phác đồ điều trị khác nhau. Phương pháp chữa bệnh xương khớp bằng Đông y có thể chữa trị toàn diện, triệt để với các bệnh về xương khớp an toàn, hiệu quả và không có tác dụng phụ. Chúc bạn sức khỏe.
- Câu hỏi số 164 : Hiện trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo là có công dụng tốt với bệnh nhân xương khớp. Xin bác sĩ cho biết những thực phẩm chức năng có tác dụng gì trong việc chữa bệnh xương khớp.
Ths Nguyễn Văn Long trả lời : Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp chứ không thể chữa khỏi được bệnh xương khớp. Người bệnh cần phải được điều trị bằng thuốc và các bài tập thì mới có thể khỏi bệnh triệt để. Chúc bạn sức khỏe.
- Câu hỏi số 165 : Chào bác sĩ! Bà cháu năm nay 67 tuổi, 1 năm nay bà thường bị đau các khớp ngón tay khớp bàn tay. Khi thời tiết thay đổi bà hay bị tê đau khớp gối. Xin cho cháu hỏi bà cháu bị bệnh gì và cách chữa trị thế nào theo phương pháp Đông y để có hiệu quả? Chế độ ăn uống tập luyện ra sao ạ.
Ths Nguyễn Văn Long trả lời : Theo mô tả của bạn, tôi nghĩ bà của bạn bị thoái hóa khớp, tức là tình trạng sụn mặt khớp bị hư. Đây là bệnh lý có liên quan đến tuổi và hay xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi 40-50. Tổn thương của loại bệnh này biểu hiện từ tình trạng nhuyễn sụn tức là mặt sụn khớp của khớp gối bị mềm, tiếp đến lớp sụn này sẽ bị hư tạo các đường nứt và lan sâu xuống tận vùng xương. Nặng hơn nữa là các mảng sụn bị bong tróc ra để lộ lớp xương dưới sụn, bao hoạt mạc khớp gối sẽ bị viêm và tiết ra nhiều loại men làm hư thêm lớp sụn này.
Điều trị bằng phương pháp Đông y được thực hiện theo liệu trình điều trị bệnh xương khớp được thực hiện theo phương thức kết hợp chặt chẽ giữa Nội chấn và Ngoại chấn. Nội chấn là sử dụng thuốc uống điều trị từ bên trong cơ thể gồm dược liệu hoàn tán (Thuốc uống dạng thô), dược liệu cao hoàn (Thuốc uống dạng cao). Ngoại chấn là dùng thuốc xoa bóp trực tiếp lên các vùng xương khớp bị sưng tấy, đỏ đau với loại dược liệu xoa bóp (Thuốc xoa bóp dạng dung dịch) và chế độ tập luyện thích hợp. Chúc bà bạn sức khỏe !
- Câu hỏi số 166 : Tôi bị đau hai cánh tay, đi khám chụp khớp vai, cổ và sống lưng, làm xét nghiệm máu được chẩn đoán là viêm đa khớp. Tôi muốn hỏi, viêm đa khớp có phải là bệnh mãn tĩnh không? Cách phòng và chữa như thế nào ?
Ths Nguyễn Văn Long trả lời : Chứng viêm đa khớp có nhiều thể khác nhau như viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa khớp do gút hay do một số bệnh lý tự miễn khác… Tùy mỗi loại bệnh lý mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau, điều trị khác nhau và dự hậu cũng khác nhau.
Các biện pháp trị liệu toàn diện bao gồm: thuốc đặc trị, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, các bài tập vận động thể dục thể thao phù hợp, chế độ dinh dưỡng hợp lý, thay đổi lối sống, dùng dụng cụ nâng đỡ hỗ trợ khớp. Chúc bạn sức khỏe.
- Câu hỏi số 167 : Tôi năm nay 52 tuổi, bị bệnh viêm khớp háng đã 3 năm nay. Tôi đã đi rất nhiều nơi cũng như sử dụng nhiều loại thuốc Đông Tây y nhưng bệnh tình vẫn không thấy thuyên giảm. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách nào để trị bệnh viêm khớp háng hiệu quả ?
Trả lời : Theo như bác mô tả thì căn bệnh viêm khớp háng của bác đã trở thành mãn tính và rất khó chữa trị. Để việc điều trị bệnh có hiệu quả trước tiên bác cần xác định lại chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh của mình để có hướng khắc phục triệt để bệnh. Bệnh viêm khớp háng thường do các nguyên nhân dưới đây:- Do uống quá nhiều nước không kịp chuyển hóa, nước ứ trong khớp gối, các huyết thanh bọc lại thành túi nhỏ làm tắ tuần hoàn khí huyết.
Bác nên tìm đến các chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và được tư vấn về cách chữa bệnh cụ thể. Tùy theo nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh của bác mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Trường hợp bệnh của bác quá nặng thì mới nên thay khớp háng nhân tạo vì đây cũng chưa phải là một phương pháp tối ưu giúp bác thoát khỏi căn bệnh này suốt đời.
Hỏi đáp chuyên gia tư vấn bệnh đau xương khớp Phần 10
- Câu hỏi số 168 : Tôi 53 tuổi, bị chứng viêm đa khớp hành hạ suốt 4 năm nay, mỗi khi bệnh tái phát thì các khớp ngón tay ngón chân bị sưng và đau nhức khiến tôi mất ăn mất ngủ. Xin tư vấn giúp tôi cách điều trị bệnh này.
Trả lời : Chào chị ! Theo như chị mô tả thì chị đang mắc chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm về xương khớp có thể gây biến dạng khớp, dính khớp khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng đau lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Bệnh xuất hiện trên những người bị viêm họng cấp hoặc mãn do chủng vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A gây nên. Lúc cấp tính, tại vùng khớp bị sưng, nóng đỏ, đau; nhưng khi đã thành mạn thì các dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ thấy sưng, đau hoặc mỏi ở những khớp đa viêm nhiễm và di chuyển nhiều lần.
- Câu hỏi số 169 : Tôi bị đau lưng 3 năm nay. Khi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ bảo tôi bị vôi hóa cột sống . Hiện nay tôi đang tập luyện đi bộ và bơi với chế độ ổn định nhưng bệnh vẫn không huyên giảm. Bác sĩ cho tôi lời khuyên để tôi chữa trị tốt hơn.
Trả lời : Chúng tôi không rõ từ không giảm của anh dùng là như thế nào. Uống thuốc không có tác dụng? Uống thuốc thì giảm đau nhưng ngưng thuốc thì bị đau lại? Cơn đau lưng có kèm theo các triệu chứng khác như đau vùng thắt lưng lan xuống hai chân, có kèm theo tê hay không? Khi anh đi bộ có cảm giác đau vùng bắp chân và phải ngồi nghỉ mới bớt hay không? Sau khi đi bơi về có đỡ đau lưng không? Đi bộ có làm tăng cơn đau không ?
Anh đang tập đi bộ và bơi là tốt rồi, nên duy trì chế độ này. Điều trị cơn đau lưng là sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như chỉnh hình, vật lý trị liệu, khoa giảm đau và với những cơn đau mãn tính kéo dài quá lâu như anh đôi khi cần được tư vấn về tâm lý.
Phương pháp nội khoa tức là uống thuốc và phối hợp với các chuyên khoa như trên luôn là phương pháp được chọn lựa đầu tiên. Tuy nhiên để có một phương pháp điều trị chính xác thì phải có chẩn đoán chính xác. Điều này thì rất tiếc là chúng tôi không thể chẩn đoán bệnh chính xác qua thư được mà cần phải khám bệnh nhân, kèm theo các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng như điện cơ, MRI… Anh có thể đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, nội thần kinh hay ngoại thần kinh ở gần nơi anh sống để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị tối ưu. Hoặc anh có thể tới các phòng khám đông y, dùng thuốc đông y và kết hợp điều trị vật lý để có kết quả tốt hơn.
- Câu hỏi số 170 : Thưa bác sĩ, bị đau mỏi xương khớp thì chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào ạ. Bố tôi hiện nay đã 70 tuổi rồi. Cụ bị đau xương khớp gần 20 năm nay, nhưng cụ nhất quyết không đi khám bệnh mà tựđi chữa bằng đông y. Liệu hiệu quả chữa bằng đông y có hiệu quả hay không ?
Trả lời : Bố của bạn 70 tuổi bịđau xương khớp, bạn cần phải khuyên bố của bạn đến bác sĩ khám để xác định bố bạn mắc bệnh khớp loại nào. Ở tuổi 70, thì có thể mắc bệnh thoái hóa khớp hoặc loãng xương, hoặc một bệnh lý khác ảnh hưởng tới xương khớp (ung thư di căn vào xương). Vì bệnh xương khớp có rất nhiều nhóm bệnh.
Bệnh thoái hóa xương khớp là một bệnh khớp của người cao tuổi. Khi cơ thể giàđi, bị lão hóa thì các khớp cũng bị lão hóa theo. Đó chính là bệnh thoái hóa xương khớp. Có tới 80% các cụ trên 70 tuổi mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Người ta chỉ nói về thoái hóa xương khớp khi người cao tuổi có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp. Những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thìđến tuổi trung niên hoặc về già cũng dể mắc bệnh này.
Một bệnh nữa ở tuổi 70 có thể gặp là bệnh loãng xương. Bệnh này cũng cần phải đến bệnh viện đểđo mật độ xương để xem mức độ loãng xương và bác sĩ cho phác đồđiều trị cụ thể. Bố của bạn không nên tự điều trị thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Bởi vì nhiều thuốc không rõ nguồn gốc được bổ sung thêm corticosteroid (là loại thuốc có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn). Như vậy, càng làm bệnh loãng xương trầm trọng hơn. Hãy điều trị bệnh xương khớp đúng cách.
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định, thuốc đông y rất tốt cho các trường hợp bệnh xương khớp, nhất là thoái hóa xương khớp. Bạn có thể mua cho cụ một số sản phẩm có nguồn gốc từ cao xương động vật như: cao rắn hổ mang, cao xương dê, có thể giúp phục hồi một phần các vùng xương khớp bị thoái hóa, giảm đau và ngăn chặn việc lan rộng thoái hóa sang các vùng khác.
- Câu hỏi số 171 : Cách đây 2 năm , lưng của tôi thường xuyên bị đau. Tôi đi khám tại bệnh viện 115 thì bác sĩ bảo tôi bị bệnh vôi hóa cột sống (L3,L4,L5). Sau khi uống một vài đợt thuốc thì hiện nay tôi chỉ tập luyện (đi bộ và bơi) nhưng bệnh vẫn không thấy bệnh thuyên giảm. Xin bác sĩ cho tôi biết cách chữa trị.
Trả lời : Bệnh vôi hóa cột sống là một bệnh thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống . Đây là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống làm cột sống có gai.
Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, có thể kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm trùng, viêm do các yếu tố khác như bệnh tự miễn hay viêm do các cơ và dây chằng vùng cột sống bị quá tải do làm việc nặng hay do sai tư thế.
Chúng tôi không rõ từ không giảm của anh dùng là như thế nào. Uống thuốc không có tác dụng? Uống thuốc thì giảm đau nhưng ngưng thuốc thì bị đau lại? Cơn đau lưng có kèm theo các triệu chứng khác như đau vùng thắt lưng lan xuống hai chân, có kèm theo tê hay không? Khi anh đi bộ có cảm giác đau vùng bắp chân và phải ngồi nghỉ mới bớt hay không? Sau khi đi bơi về có đỡ đau lưng không? Đi bộ có làm tăng cơn đau không ?
- Câu hỏi số 172 : Chào bác sỹ ! Ông cháu năm nay 62 tuổi, 3 tháng nay ông thường bị bệnh đau lưng và đau khớp gối. Khi thời tiết thay đổi ông thường đau nhiều hơn. Xin cho cháu hỏi ông cháu bị bệnh gì và cách chữa trị thế nào? Cháu cảm ơn bác sỹ.
Trả lời : Chào bạn ! Theo mô tả của bạn, tôi nghĩ ông của bạn bị thoái hóa khớp. Bệnh thoái hóa khớp gối tức là tình trạng sụn mặt khớp bị hư. Đây là bệnh lý có liên quan đến tuổi và hay xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi 40-50. Tổn thương của loại bệnh này biểu hiện từ tình trạng nhuyễn sụn tức là mặt sụn khớp của khớp gối bị mềm, tiếp đến lớp sụn này sẽ bị hư tạo các đường nứt và lan sâu xuống tận vùng xương. Nặng hơn nữa là các mảng sụn bị bong tróc ra để lộ lớp xương dưới sụn, bao hoạt mạc khớp gối sẽ bị viêm và tiết ra nhiều loại men làm hư thêm lớp sụn này.
Cơ thể phản ứng bằng cách tạo xương sữa chữa nhưng không thành công và tạo ra các hình ảnh gai xương trong khớp gối khi chụp phim X-quang. Biểu hiện của bệnh là tình trạng đau khớp gối và đặc biệt là đau khe khớp gối bên trong vì phần lớn khớp gối của chúng ta bị vẹo vào trong (gối varus).
Đau tăng khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Chụp phim với tư thế đứng trên một chân bị đau sẽ thấy hình ảnh xơ đặc xương vùng khe khớp bên trong, nặng hơn có thể thấy hẹp khe khớp và các gai xương. Tiến triển lâu dài khớp gối sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng vẹo vào trong gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế.
Về Tây y sẽ điều trị bằng việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp. Việc điều trị bằng thuốc nếu sau 2 hoặc 3 tháng không hiệu quả thì tây y phải sử dụng đến biện pháp mổ xẻ, hiện tại có nhiều cách như làm nội soi cắt hoặc mạc và làm sạch sụn hư bằng sóng radio cao tần, khoan xương cho chảy máu với hy vọng sụn sẽ mọc ra.
Tốt nhất bạn hãy đưa ông đến các Trung tâm đông y uy tín để khám và điều trị, vì chỉ có điều trị bằng thuốc đông y mới chữa khỏi được bệnh này cho ông bạn, và đặc biệt thuốc rất an toàn không có ảnh hưởng đến dạ dày và thận. Chúc ông bạn mau khỏi bệnh !
Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box www.c10mt.com ( tổng hợp )
http://www.c10mt.com/2015/06/Hoi-dap-chuyen-gia-tu-van-benh-dau-xuong-khop-Phan4.html