( Bệnh loãng xương www.c10mt.com ) Vì sao bạn phải cần một bộ xương khỏe mạnh ? Quy trình chu chuyển xương ra sao ? Tài khoản ngân hàng xương của bạn như thế nào ? Phụ nữ và nam giới có liên quan gì tới bệnh loãng xương ? Bạn nên phòng ngừa bệnh loãng xương ra sao ? Hãy cùng chúng tôi khám phá các vấn đề liên quan tới bệnh về xương khớp này nhé.
Kiến thức cơ bản về bệnh loãng xương cho bạn |
Vì sao bạn cần có một bộ xương khỏe mạnh ?
Bộ xương có tác dụng đỡ lấy cơ thể, giúp chúng ta có thể di chuyển được. Xương giúp bảo vệ não, tim và những cơ quan khác không bị tổn thương. Trong xương cũng chứa những khoáng chất như phốt-pho và canxi giúp xương cứng cáp và khi chúng ta cần, chúng sẽ được phóng thích vào trong cơ thể. Chúng ta có thể làm nhiều thứ để giúp xương khỏe mạnh, cứng cáp như ăn thức ăn giàu canxi và vitamin D, tập thể dục và duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe để giữ cho xương được khỏe mạnh. Nhưng nếu chúng ta ăn uống không đúng hoặc không tập thể dục đầy đủ, xương của chúng ta có thể trở nên yếu ớt và thậm chí là gãy vỡ. Gãy xương gây đau đớn và đôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật để điều trị. Ngoài ra, gãy xương còn gây ra những vấn đề về sức khỏe kéo dài khác. Tuy nhiên, rất may là lúc nào chúng ta cũng có thể quan tâm đến xương mà vẫn chưa muộn.
Xương là gì ?
Để hiểu được thế nào là loãng xương, trước tiên bạn cần tìm hiểu về xương. Phần lớn được cấu tạo từ collagen, xương là một dạng mô sống không ngừng phát triển. Collagen là một loại protein chuyên tạo ra khung mềm còn canxi phốt phát là khoáng chất giúp cho cái khung đó trở nên cứng cáp. Sự kết hợp này giữa collagen và canxi giúp xương trở nên đủ cứng cáp và linh hoạt để chống lại sức ép. Hơn 99% lượng canxi trong cơ thể là nằm trong xương và răng, con số 1% còn lại nằm trong máu. Trong cơ thể chúng ta có hai loại xương gọi là xương vỏ và xương cơ. Xương vỏ thì chắc, đặc và hình thành nên lớp vỏ ngoài của xương. Còn xương cơ hình thành nên lớp trong của xương và có cấu trúc xốp như miếng bọt biển hay sáp ong.
Quy trình chu chuyển xương
Suốt cuộc đời, xương không ngừng tái tạo thông qua một tiến trình tái tạo xương gồm hai phần là thấm hút bề mặt và tạo hình. Trong quá trình thấm hút bề mặt, những tế bào đặc biệt gọi là tế bào hủy xương sẽ phân hủy và lấy đi những mô xương lão hóa. Trong quá trình tạo hình, mô xương mới sẽ được hình thành thay cho lớp cũ. Một số hoóc-mônnhư calcitonin, parathyroid, vitamin D, estrogen (ở phụ nữ) và testosterone (ở nam giới) cùng với những chất khác sẽ điều hòa các tế bào hủy xương và chức năng của chúng.
Tài khoản ngân hàng xương
Hãy tưởng tượng xương giống như một tài khoản ngân hàng nơi bạn “gửi” hay “rút” mô xương. Thời thơ ấu và vị thành niên, lượng xương mới được bổ sung vào bộ xương nhanh hơn là lượng xương già bị hủy bỏ. Nhờ vậy mà xương trở nên lớn hơn, nặng hơn và đặc hơn. Ở phần lớn mọi người, tốc độ hình thành xương tiếp tục nhanh hơn sự hủy bỏ xương cho đến khi khối lượng đạt đỉnh điểm vào những năm hai mươi tuổi. Sau hai mươi tuổi, lượng xương “rút ra” bắt đầu vượt qua lượng “gửi vào”. Ở nhiều người, tình trạng mất xương này có thể được ngăn chặn bằng cách tiếp tục hấp thu canxi, vitamin D và tập thể dục, đồng thời tránh hút thuốc cũng như rượu bia quá mức. Hiện tượng loãng xương hình thành khi lượng xương bị loại bỏ quá nhanh trong khi lượng xương mới được tái tạo lại quá chậm hoặc cả hai. Bạn sẽ dễ bị loãng xương hơn nếu không đạt đến mức tối đa của khối lượng trong suốt những năm hình thành xương.
Phụ nữ, nam giới và bệnh loãng xương
Phụ nữ dễ mắc bệnh loãng xương hơn nam giới. Đó là do nhìn chung thì xương của phụ nữ nhỏ hơn, mảnh hơn so với nam giới và còn vì phụ nữ có thể mất nhiều mô xương nhanh chóng chỉ trong 4-8 tuần đầu tiên sau khi mãn kinh do sự sụt giảm nhanh hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen. Được sản xuất bởi buồng trứng, estrogen là nội tiết tố có tác dụng bảo vệ xương hiệu quả. Thông thường, phụ nữ sẽ mãn kinh trong độ tuổi 45-55. Sau khi mãn kinh, lượng xương bị mất đi ở phụ nữ vượt xa nam giới. Tuy nhiên, đến tuổi 65 thì cả nam giới lẫn phụ nữ đều có xu hướng bị mất nhiều mô xương với tốc độ như nhau. Do vậy, dù nam giới không hề trải qua giai đoạn nào tương tự như mãn kinh, việc sản xuất tiết tố nam testosterone cũng suy giảm và điều đó có thể dẫn đến tình trạng suy giảm mô xương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Phòng ngừa bệnh loãng xương
Loãng xương có thể được phòng ngừa ở nhiều người. Việc phòng ngừa có ý nghĩa rất quan trọng vì mặc dù vẫn có các biện pháp can thiệp nhưng phương pháp để điều trị triệt để căn bệnh này thì cho đến nay vẫn chưa được tìm ra. Một chương trình giúp ngăn ngừa loãng xương toàn diện bao gồm:
- Chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D
- Thể dục kiểm soát cân nặng
- Lối sống lành mạnh không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức
- Kiểm tra độ loãng xương
- Dùng thuốc khi cần thiết
Searches related to benh loang xuong
- benh loang xuong nen an gi
- benh loang xuong o nguoi gia
- benh loang xuong trieu chung
- dieu tri benh loang xuong
- benh lo mieng
- benh loang xuong co chua duoc khong
- bệnh loãng xương là gì
- bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi