( Bệnh loãng xương www.c10mt.com ) Làm sao để tôi biết mình bị bệnh loãng xương ? Bạn hiểu biết thế nào về bệnh loãng xương ? Những ai có nguy cơ bệnh loãng xương ? Những yếu tố nào giúp bạn phòng ngừa bệnh loãng xương hiện nay ?
Những yếu tố phòng ngừa bệnh loãng xương là gì ? |
Loãng xương là gì ?
Có nhiều loại bệnh về xương khác nhau và căn bệnh phổ biến nhất chính là loãng xương. Khi bị loãng xương, xương của chúng ta sẽ yếu đi và dễ bị gãy. Những người bị loãng xương thường bị gãy xương cổ tay, cột sống và xương hông. Xương là một thực thể sống. Mỗi ngày cơ thể chúng ta phân hủy các phần xương lão hóa và thay bằng xương mới. Khi chúng ta già đi, lượng xương bị phân hủy sẽ nhiều hơn lượng tái tạo, do đó chúng ta thường bị mất xương khi già đi và đó là điều tự nhiên. Tuy nhiên, nếu không biết cách giữ cho xương luôn khỏe mạnh, chúng ta có thể sẽ mất nhiều xương và bị loãng xương. Nhiều người bị yếu xương nhưng không hề biết. Đó là do xương bị mất quá nhiều trong một thời gian dài mà họ không hề bị đau đớn gì. Ở nhiều người, gãy xương là triệu chứng đầu tiên cho thấy họ bị loãng xương. Những người bị loãng xương thường bị gãy xương cổ tay, cột sống và xương hông.
Làm sao tôi biết mình bị loãng xương ?
Do loãng xương không hề có triệu chứng cho đến khi bạn bị gãy xương, bạn cần trao đổi với bác sĩ về sức khỏe của xương. Nếu bác sĩ cảm thấy bạn có nguy cơ bị loãng xương, họ sẽ cho bạn tiến hành làm xét nghiệm đo mật độ xương. Xét nghiệm này sẽ đo mật độ xương của bạn và cho bạn biết mình có bị loãng xương hay không. Xét nghiệm cũng cho biết bạn có nguy cơ bị gãy xương hay không. Đây là một xét nghiệm nhanh chóng, an toàn và không hề gây đau đớn.
Hiểu biết về bệnh loãng xương
Tác động của loãng xương lên chất lượng cuộc sống. Xương chắc khỏe là cốt lõi của một sức khỏe tốt, một cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn không chăm sóc nuôi dưỡng xương thường xuyên và đúng cách, bạn có thể không đạt được khối xương đỉnh lúc trưởng thành và xương của bạn có thể bị yếu đi nghiêm trọng khi lớn tuổi, dẫn đến loãng xương và gãy xương. Loãng xương là tình trạng xương bị yếu đi do mật độ xương bị giảm nghiêm trọng làm xương trở nên mỏng, xốp và dòn hơn. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng nghiêm trọng vì có thể gây ra nứt, gãy xương hay thậm chí gây tử vong. Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ loãng xương của bạn. Một số yếu tố bạn có thể kiểm soát, thay đổi được; một số khác thì không.
Các yếu tố nguy cơ loãng xương có thể thay đổi
- Hút thuốc, uống rượu
- Thể trạng quá gầy
- Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, vitamin D, và các dưỡng chất cần thiết cho xương
- Ít hoặc không tiếp xúc với ánh nắng
- Không luyện tập thể dục thường xuyên, ít vận động
- Thường bị té ngã
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như glucocorticoid, thuốc động kinh, ung thư...
Các yếu tố nguy cơ loãng xương không thể thay đổi
- Tuổi tác: tuổi càng cao nguy cơ càng gia tăng
- Giới tính: nữ có nguy cơ cao hơn nam, đặc biệt là khi đã mãn kinh, hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung/ buồng trứng
- Đã từng bị gãy xương trước đây
- Là người da trắng hay châu Á
- Trong gia đình có người bị loãng xương hoặc gãy xương
- Có các yếu tố di truyền như khung xương nhỏ tự nhiên, không dung nạp đường lactose...
Bệnh lý và thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Việc sử dụng một số thuốc điều trị cũng có thể tác động đến cấu trúc xương :
Các bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe xương
- Gluoccorticoid uống hoặc hít
- Các thuốc ức chế miễn dịch
- Các liệu pháp nội tiết trong điều trị bệnh tuyến giáp
- Nhóm thuốc an thần, chống động kinh, co giật
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (antacid, ức chế bơm proton...)
Các bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe xương
- Hen suyễn
- Rối loạn dinh dưỡng (Các bệnh lý dạ dày – ruột, Hội chứng kém hấp thu...)
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh lý nội tiết (Hội chứng Cushing, Cường cận giáp, Đái tháo đường...)
- Một số rối loạn di truyền
Đối tượng dễ có nguy cơ loãng xương
Do phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới, nhiều nam giới nghĩ rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, dù bạn là nam hay nữ và thuộc thành phần nào cũng đều có nguy cơ bị loãng xương khi đã lớn tuổi.
Ngoài ra, yếu tố sắc tộc với những vấn đề sức khỏe nhất định cũng làm tăng nguy cơ bị mất xương nhiều hơn. Nếu bạn có một trong những vấn đề sức khỏe sau đây thì hãy tham khảo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của xương bạn:
- Nghiện rượu
- Biếng ăn
- Hen suyễn/Dị ứng
- Ung thư
- Bệnh phát phì
- Tiểu đường
- Chứng tăng năng tuyến cận giáp
- Tuyến giáp hoạt động quá mức
- Bệnh viêm ruột
- Chứng không dung nạp đường lactose
- Bệnh lupus ban đỏ
- Bệnh gan hay thận
- Bệnh phổi
- Đa xơ cứng
- Viêm khớp mãn tính
Những yếu tố nguy cơ bạn có thể kiểm soát
Có nhiều thứ có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị loãng xương. Chúng được gọi là “yếu tố nguy cơ” và bạn chỉ có thể kiểm soát được một vài trong số đó.
- Chế độ ăn uống. Quá ít canxi có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị loãng xương. Thiếu hụt vitamin D cũng thế. Vitamin D đóng vai trò quan trọng vì nó giúp cơ thể sử dụng lượng canxi mà cơ thể bạn đã hấp thu từ thực phẩm.
- Hoạt động thể chất. Không tập thể thao và không vận động trong một thời giandài có thể làm bạn tăng nguy cơ bị loãng xương. Tương tự như cơ bắp, xương cũng sẽ cứng cáp hơn và khỏe mạnh hơn nhờ tập thể dục đều đặn.
- Trọng lượng cơ thể. Quá gầy cũng khiến bạn dễ bị loãng xương.
- Hút thuốc. Hút thuốc khiến cơ thể bạn không sử dụng được lượng canxi hấp thu từ thức ăn. Ngoài ra, những phụ nữ hút thuốc sẽ mãn kinh sớm hơn những phụ nữ không hút thuốc. Những yếu tố này có thể gia tăng nguy cơ bị loãng xương của bạn.
- Rượu bia. Những người uống rượu bia nhiều cũng dễ bị loãng xương hơn. Dùng thuốc. Một số thuốc có thể khiến bạn bị mất xương, như glucocorticoids. Glucocorticoids có trong thuốc dùng để trị viêm khớp, hen suyễn và nhiều bệnh khác. Một số thuốc khác giúp ngăn ngừa động kinh, điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung và ung thư cũng gây ra tình trạng mất xương.
Những yếu tố nguy cơ bạn không thể kiểm soát
- Tuổi tác. Bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ bị loãng xương càng lớn.
- Giới tính. Bạn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nếu là nữ. Xương của phụ nữ nhỏ hơn của nam giới và mất đi nhanh hơn so với nam giới vì sự thay đổi nội tiết tố sau thời kỳ mãn kinh.
- Sắc tộc. Phụ nữ da trắng và châu Á dễ bị loãng xương nhất.
- Yếu tố di truyền. Nếu trong nhà bạn có người bị loãng xương hoặc gãy xương thì bạn cũng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
Biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương
Tầm soát và chẩn đoán loãng xương. Nhiều người thường không biết mình bị loãng xương vì quá trình mất xương diễn ra âm thầm trong một thời gian dài và không có triệu chứng, cho đến khi gãy xương xảy ra. Gãy xương thường là dấu hiệu đầu tiên để họ biết mình đã bị loãng xương. Nhưng đến lúc đó thì đã quá trễ.
Bạn nên đánh giá nguy cơ loãng xương của bản thân dựa trên các yếu tố nguy cơ. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng dễ bị loãng xương. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm đo mật độ khoáng của xương (BMD). Chỉ số T-score là kết quả của đo BMD giúp xác định tình trạng của xương :
Bảng giá trị T-score theo WHO | |
≥ -1 | Bình thường |
-1 đến -2.5 | Thiếu xương (Có thể cần điều trị) |
≤ -2.5 | Loãng xương (Cần điều trị) |
Để giúp xương khỏe mạnh lâu dài
Loãng xương có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu bạn có một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý thì xương của bạn sẽ được khỏe mạnh hơn. Thông thường xương được hình thành và phát triển đến năm 25 tuổi.
Từ 30 tuổi trở đi mật độ xương sẽ giảm dần, và giảm rất nhanh khi đến thời kỳ mãn kinh. Do vậy điều quan trọng là bạn phải chăm sóc sức khỏe xương càng sớm càng tốt để làm chậm tình trạng giảm mật độ xương về lâu dài.
Các giải pháp giúp bạn chăm sóc sức khỏe xương tốt hơn:
- Chế độ ăn cân đối với đẩy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho xương.
- Tăng cường vận động và các hoạt động thể lực hàng ngày.
- Lối sống lành mạnh: không hút thuốc, uống rượu.
- Tham vấn với bác sĩ về tình trạng xương và các yếu tố nguy cơ của bạn. Nếu cần, bác sĩ sẽ kê toa để giúp bạn bảo vệ xương và giảm gãy xương.
Phòng tránh té ngã bằng cách:
- Kiểm tra nhà cửa, loại trừ các yếu tố nguy cơ bằng cách tăng cường ánh sáng, sắp xếp đồ đạc gọn gàng.
- Kiểm tra thị lực.
- Tăng khả năng giữ thăng bằng và sức mạnh xương bằng cách đi bộ hàng ngày hoặc luyện tập yoga.
Những yếu tố phòng ngừa bệnh loãng xương là gì ? |
Xương bạn cần nhiều dưỡng chất thiết yếu ! Canxi và phốtpho là những thành phần chính tạo nên cấu trúc xương. Các khoáng chất khác như magiê, mangan, kẽm, đồng, sắt... cùng với nhiều vitamin giữ vai trò hỗ trợ quá trình khoáng hóa để giúp xương khỏ mạnh hơn. Đặc biệt, vitamin D và scFOS đã được chứng minh làm gia tăng đáng kể khả năng hấp thu và sử dụng hiệu quả canxi và khoáng chất cần thiết cho xương.
Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box www.c10mt.com tổng hợp từ BoneSure
Searches related to benh loang xuong
- benh loang xuong nen an gi
- benh loang xuong o nguoi gia
- benh loang xuong trieu chung
- dieu tri benh loang xuong
- benh lo mieng
- benh loang xuong co chua duoc khong
- bệnh loãng xương là gì
- bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi