( Công tác dân vận www.c10mt.com ) Phân tích và chứng minh tính đúng đắn của quan điểm: "Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, có sự phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng".
I. Khái niệm Dân vận
Để dành thắng lợi, theo C.Mác và Ph.Ăngghen phải có 2 điều kiện: Một là, giai cấp công nhân phải xây dựng một chính đảng độc lập của mình. Hai là, phải tuyên truyền, thuyết phục làm cho quần chúng hiểu và tham gia một cách tự giác vào cuộc đấu tranh thì cách mạng thành công.
- V.I.Lênin khẳng định: Một là, Chúng ta cần những đảng viên có liên hệ thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng. Hai là, muốn phục vụ quần chúng và đại biểu cho lợi ích của họ, thì đội tiên phong phải tiến hành toàn bộ hoạt động trong quần chúng.
Trong tác phẩm “Dân vận” đăng trên tờ Sự thật, ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Ðoàn thể đã giao cho”. Như vậy, “dân vận”, hiểu theo nghĩa giản dị nhất - chính là công tác tuyên truyền và vận động nhân dân.
Đảng cộng sản Việt Nam: Công tác dân vận là toàn bộ các hoạt động của Đảng đối với quần chúng, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo cho lợi ích thiết thực của nhân dân, huy động tối đa lực lượng toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
Công tác dân vận: Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua Nhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hệ thống chính trị: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta xét về cơ cấu bao gồm: Đảng CSVN, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội hoạt động theo một cơ chế nhất định dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, quản lý của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân và các tổ chức chính trị-xã hội tham gia quyền lực chính trị, nhằm xây dựng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
II. Vai trò của nhân dân
Xuất phát từ việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin; kế thừa và phát triển những tinh hoa của triết học phương Đông lẫn phương Tây cũng như những tư tưởng tiến bộ của ông cha ta về nhân dân. Đây là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ chí Minh về vai trò, vị trí của nhân dân.
Ngay từ xa xưa, Ông cha ta đã quan niệm: “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi). Vì vậy, dân là gốc (chứ không phải lấy dân làm gốc) và quan niệm rằng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước” (Trần quốc Tuấn). Tức là phải chăm lo cho dân, dân có giàu thì nước mới mạnh, nước mạnh thì mới giữ được nước…
- Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những quan điểm rất độc đáo:
Thứ nhất, Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là “Tối thượng”. “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
Thứ hai, Dân là gốc của cách mạng. “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”. Hoặc là: “Nước lấy dân làm gốc... Gốc có vững, cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.
Thứ ba, Dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Theo Hồ Chí Minh, giải quyết vấn đề dân chủ là đi vào những cái rất cụ thể, đó là mối quan hệ giữa lợi ích và nghĩa vụ, lợi ích phải được ràng buộc về trách nhiệm. Muốn vận động được dân thì điều cơ bản đầu tiên là phải dân chủ, tức là phải làm cho dân biết làm chủ, hiểu được quyền và nghĩa vụ của người làm chủ, đó là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn.
Theo CN Mác-Lênin: Công tác dân vận là hết sức quan trọng, hết sức cần thiết đối với sự nghiệp cách mạng.
III. Tầm quan trọng của công tác dân vận:
Thứ nhất, là nhiệm vụ mang tính chiến lược, xuyên suốt các thời kỳ cách mạng của Đảng CSVN; Thứ hai là một nhiệm vụ cấp bách; Thứ ba, xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết; Thứ tư, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, có sự phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Quan điểm này xác định chủ thể tiến hành công tác dân vận.
Đảng ta chỉ rõ: “Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể, mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, có phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng, mọi cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước đều phải làm công tác quần chúng theo chức trách của mình”.
Từ khái niệm trên cho ta thấy chủ thể trong công tác dân vận là hệ thống chính trị các cấp, đối tượng là nhân dân, nội dung là vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm mục tiêu tập hợp lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
Dân vận được hiểu là vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách đường lối của Đảng, Nhà nước bằng cách thuyết phục thông qua tuyên truyền, thông qua những hành động cụ thể.
Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước XHCN, các tổ chức chính trị- xã hội, và vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ đảng viên.
Công tác quần chúng là trách nhiệm chung của mọi tổ chức trong hệ thống chính trị cho nên một mặt phải thực hiện những vấn đề chung trong công tác dân vận như phương hướng, nhiệm vụ, quan điểm, quy trình… những yêu cầu tác phong công tác. Mặt khác do mỗi tổ chức có những chức năng, nhiệm vụ riêng cho nên phải xây dựng những nội dung, phương thức dân vận riêng phù hợp với từng tổ chức.
- Đối với tổ chức Đảng:
Trước hết là trách nhiệm của Đảng. Đảng vừa là người lãnh đạo cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tiến hành công tác dân vận, vừa là lực lượng trực tiếp vận động nhân dân, lôi cuốn và tổ chức nhân dân. Đảng đề ra nghị quyết và chủ trương quyết định, phương hướng nhiệm vụ để lãnh đạo các cấp, ngành. Lãnh đạo vai tró tiên phong của đội ngũ Đảng viên, tiên phong về lý luận thực tiễn.
- Bộ máy nhà nước:
Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền thì mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân không chỉ thông qua tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên mà chủ yếu được tiến hành thông qua bộ máy nhà nước. Mọi cán bộ, công chức, viên chức đều phải nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm trước dân và đều phải làm công tác dân vận theo chức trách của mình.
Nhà nước còn phải phối hợp và tạo điều kiện để phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Nhà nước XHCN là người nắm trong tay mọi nguồn lực để phát triển đất nước. Nhà nước là tấm gương soi, nhà nước là bộ mặt của XH. CB nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác dân vận. Vì CB nhà nước làm tốt công tác QLNN thì dân mới tin dẫn đến công tác dân vận mới tốt.
Nhà nước cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành các chính sách luật để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Không ngừng xây dựng hoàn thiện cơ chế dân chủ, ban hành những quy chế cụ thể và không ngừng nâng cao quyền làm chủ của nhân dân.
- MTTQ và các đoàn thể nhân dân:
Là lực lượng chủ lực của công tác dân vận, là cầu nối giữa Đảng- Nhà nước và các tầng lớp nhân dân. MTTQ giữ vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN.
Đây là một đội quân chuyên trách, chủ lực trực tiếp, thường xuyên công tác vận động quần chúng. Là những người trực tiếp chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của đối tượng quần chúng mà mình phụ trách. Đồng thời góp phần bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt cảu quần chúng, làm cho quần chúng giác ngộ tham gia vào.
Các đoàn thể chính trị- xã hội là người đại diện, bảo vệ lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Đoàn viên, hội viên còn phải là người gương mẫu và biết vận động những người xung quanh mình tham gia các hoạt động do đoàn thể mình đề xướng. Vậy, công việc dân vận không phải công việc riêng của đoàn thể mà là của cả hệ thống chính trị, có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box