( Công tác dân vận www.c10mt.com ) Mở đầu bài báo Dân vận, Hồ Chí Minh viết: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Anh chị hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm trên đối với công tác dân vận hiện nay ? Bài viết liên quan khác : Phân tích quan điểm Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên sự hài hòa quan hệ
I. Khái niệm dân chủ
Dân chủ theo chủ nghĩa chung là quyền lực thuộc về nhân dân hoặc chính quyền thuộc về nhân dân. Hồ Chí Minh nói: " Dân chủ là dân là chủ". Dân chủ XHCN là hình thức chính trị phổ thông của nhà nước XHCN, là đặc trưng bản chất của XHCN, là quy luật hình thành và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị XHCN. Việc nhà nước XHCN ra đời với tư cách là công cụ của chuyên chính vô sản thì việc ra đời của nhà nước XHCN đồng thời cũng là sự ra đời của một nền dân chủ kiểu mới trong lịch sử đó là nền dân chủ XHCN. Theo chủ nghĩa Mac-Lenin thì chuyên chính vô sản và dân chủ XHCN cơ bản thống nhất vì vậy từ Đại hội VII Đảng ta thống nhất gọi chuyên chính vô sản là nền dân chủ XHCN.
II. Vai trò của nhân dân
Xuất phát từ việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin; kế thừa và phát triển những tinh hoa của triết học phương Đông lẫn phương Tây cũng như những tư tưởng tiến bộ của ông cha ta về nhân dân. Đây là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ chí Minh về vai trò, vị trí của nhân dân. Ngay từ xa xưa, Ông cha ta đã quan niệm: "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" (Nguyễn Trãi). Vì vậy, dân là gốc (chứ không phải lấy dân làm gốc) và quan niệm rằng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước" (Trần quốc Tuấn). Tức là phải chăm lo cho dân, dân có giàu thì nước mới mạnh, nước mạnh thì mới giữ được nước…
- Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những quan điểm rất độc đáo:
Thứ nhất, Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là "Tối thượng". "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Hoặc là Bác nêu: "Ở trong xã hội, muốn thành công phải có 3 điều kiện: Thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hoà. Nhân hoà là thế nào? Nhân hoà là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết".
Thứ hai, Dân là gốc của cách mạng. "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên". Hoặc là: "Nước lấy dân làm gốc... Gốc có vững, cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".
Thứ ba, Dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Theo Hồ Chí Minh, giải quyết vấn đề dân chủ là đi vào những cái rất cụ thể, đó là mối quan hệ giữa lợi ích và nghĩa vụ, lợi ích phải được ràng buộc về trách nhiệm. Muốn vận động được dân thì điều cơ bản đầu tiên là phải dân chủ, tức là phải làm cho dân biết làm chủ, hiểu được quyền và nghĩa vụ của người làm chủ, đó là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn.
Đối với nước ta, ý tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân, vì dân" đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng ta từ hồi còn hoạt động bí mật. Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ý tưởng này đã được khẳng định ngay trong Hiến pháp 1946 và tiếp theo được thể hiện ngày càng rõ nét hơn phù hợp với từng giai đoạn cách mạng trong các bản Hiến pháp. Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp đều khẳng định: "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân".
Trong phần mở đầu tác phẩm ''Dân vận", chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân". Như vậy, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân chính là nền tảng của chế độ ta và là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng nước ta, là mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội. Ờ nước ta, sau khi Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân thực hiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 giành thắng lợi, nhà nước đầu tiên của giai cấp vô sản ra đời.
Quyền lực chính trị trong xã hội lúc này đã thuộc về giai cấp công nhân. Tuy nhiên sự thống nhất về lợi ích căn bản giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã làm cho quyền lực chính trị không chỉ thuộc về giai cấp công nhân mà nó còn là quyền lực của tuyệt đại đa số người dân lao động. Bên cạnh việc phát huy dân chủ thông qua hệ thống chính trị, quyền làm chủ của nhân dân còn được thực hiện thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Chính những hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở nói lên tính ưu việt của dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo ra một nền dân chủ thực chất chứ không hình thức.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Trong công tác dân vận điều quan trọng quyết định là phải quan tâm đến lợi ích của người dân, đó chính là động lực thúc đẩy các phong trào hành động cách mạng quần chúng. Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu những đòi hỏi khách quan tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người như lợi ích kinh tế, tinh thần, vật chất cái ăn, mặc, ở, học hành… Lợi ích có vai trò quan trọng đối với đời sống con người được thể hiện qua mục tiêu, lý tưởng là động lực để thúc đẩy hành động. Những lợi ích chung là cơ sở tạo nên sự liên kết hoạt động chung của nhiều người thuộc nhiều cộng đồng khác nhau.
Phải quan tâm thiết thực đến từng quần chúng và gia đình, bởi vì đó là động lực trực tiếp là động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy con người thực hiện. Phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, lợi ích cả nước, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài để hạn chế sự bất công trong xã hội. Giáo dục nâng cao nhận thức tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với công dân và cộng đồng. Phải có quan điểm toàn diện đề phòng khắc phục tình trạng nặng lợi ích vật chất, xem nhẹ lợi ích tinh thần, coi trọng lợi ích trước mắt, xem nhẹ lợi ích lâu dài, xem nặng quyền lợi, coi nhẹ nghĩa vụ, coi nặng lợi ích cá nhân và gia đình, xem nhẹ lợi ích xã hội.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và đề cao dân chủ, tức là cũng đề cao và tôn trọng nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng "địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" và "trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân" do đó mà phải thực hiện "mọi lợi ích là vì nhân dân, mọi quyền hành là của nhân dân và mọi việc là do nhân dân". Tuy nhiên trong thực tế không ít CB, CC, đảng viên tự đặt mình trên dân, hoạch họe, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách hình thức.
Đối với giai cấp công nhân "công nhân có quyền thực sự trong xí nghiệp" "từ làm chủ tư liệu, họ phải làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động". Đối với nông dân chỉ làm chủ thực sự khi "ở nông thôn, nông dân thật sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thật sự" và "muốn nông dân có lực lượng dồi dào thì phải cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc nhà ở".
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân
Quan điểm của Bác bao giờ cũng cho rằng nhân dân là lực lượng to lớn của đất nước, dù việc lớn hay nhỏ đều phải dựa vào lực lượng nhân dân để làm. VÌ vậy, Người căn dặn: "trong mọi việc đều phải dựa vào quần chúng… lấy sức quần chúng mà vượt qua khó khăn…" Điều đó đã được chứng minh qua lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. "Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do dân và vì dân" cách mạng muốn thành công phải có lực lượng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới. muốn có lực lượng phải phát huy cao độ tinh thần yêu nước của toàn dân tộc, phải thực hành đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp xã hội, vì đoàn kết là một sức mạnh vô địch.
Nguyen Thanh Tam Google Search Box