( Công tác dân vận www.c10mt.com ) Phân tích quan điểm "Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội." Liên hệ việc thực hiện quan điểm này tại đơn vị. Bài viết liên quan khác : Phân tích và chứng minh quan điểm "Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta"
Khái niệm về đại đoàn kết toàn dân tộc
Đoàn kết trong một cộng đồng là các thành viên trong cộng đồng đó bảo vệ, giúp đỡ, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển; các thành viên hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích chung hoặc chấp nhận, tôn trọng lợi ích riêng của các thành viên khác, không để ảnh hưởng đến lợi ích chung. Đoàn kết toàn dân tộc là sự bảo vệ, giúp đỡ, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển… của mọi giai tầng trong cộng đồng dân tộc, trong đó các giai tầng hy sinh lợi ích riêng hay chấp nhận lợi ích của các giai tầng khác để bảo vệ lợi ích chung, lâu dài.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), chỉ rõ về đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam khi kết thúc thời kỳ quá độ là: "Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển". Đại hội X khẳng định và Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, nhận định về vai trò to lớn của đại đoàn kết toàn dân tộc: là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Động lực chủ yếu của CMVN là khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng của khối liên minh công – nông – trí dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, mà điểm xuất phát của đại đoàn kết là đảm bảo hài hòa lợi ích của dân tộc và lợi ích của cá nhân. Hiện nay, chúng ta đang hướng đến thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đảng ta khẳng định: "Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội", "chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc" và "Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội".
Đây là quan điểm và phương hướng chỉ đạo lớn của Đảng, đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội ở cả tầm vĩ mô và vi mô, đồng thời mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt theo từng cương vị, chức trách đảm nhiệm. Để thực hiện được điều đó, chúng ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội
Về thực chất, quan hệ lợi ích là mối quan hệ giữa người với người nảy sinh và phát triển tất yếu do chính các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế chuyển hoá thành nhu cầu đời sống xã hội và mỗi thành viên. Quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích có thể xem là "cốt lõi vật chất" của các mối quan hệ xã hội. Bởi lẽ, lợi ích là khâu trực tiếp hơn cả trong việc tạo nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu.
Nhu cầu ngày càng lớn thì sự hấp dẫn của lợi ích đối với chủ thể càng lớn và do đó động cơ tư tưởng nảy sinh trên cơ sở của lợi ích này cũng càng cuốn hút con người, thúc đẩy con người lao vào hành động. Như vậy, tất cả những gì thúc đấy con người hành động đều gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ. Điềm khác nhau chỉ là ở chỗ có hành vi chịu sự chi phối của lợi ích vật chất, có hành vi bị chi phối bởi lợi ích tinh thần, có hành vi chịu sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân, có hành vi chịu sự thúc đẩy của lợi ích tập thể, xã hội.
Không có hành vi nào của con người hoàn toàn thoát khỏi sự thúc đẩy của lợi ích.
Song, trong xã hội, các lợi ích khác nhau đó, đặc biệt là giữa lợi ích riêng và lợi ích chung lợi ích tập thế và lợi ích xã hội, có thể phù hợp với nhau, cũng có thể không phù hợp, thậm chí còn trái ngược nhau. Điều đó còn xảy ra đối với cả những lợi ích chung của các cộng đồng khác nhau, cũng như đối với các lợi ích riêng khác nhau. Để những hành vi và những hoạt động của từng người cụ thể đang theo đuổi các lợi ích khác nhau không triệt tiêu nhau và làm rối loạn xã hội, xã hội cần đến những phương thức điều tiết hành vi của con người mang ý nghĩa phổ biến. Giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội là một trong những phương thức cần được sử dụng.
Lợi ích là sự phản ánh nhu cầu của cá nhân, của nhóm xã hội, giai cấp có nguồn gốc từ trong quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế được con người nhận thức và trở thành động cơ mục đích hoạt động của họ. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa có ba loại lợi ích bao trùm nhất là lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Chúng có mối liên hệ biện chứng thống nhất, gắn bó hữu cơ, chế ước lẫn nhau nhưng có tính độc lập tương đối không thể đồng nhất, không thể thay thế nhau. Vì vậy, kết hợp hài hoà và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích đó sẽ tạo ra động lực của sự phát triển KT-XH.
Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, khi nào chúng ta kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội sẽ tạo ra được trạng thái lành mạnh trong từng đơn vị tập thể và xã hội, do vậy mà tính tích cực xã hội và tinh thần sáng tạo được phát huy, kinh tế phát triển, chính trị xã hội ổn định; nếu ngược lại sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển KT-XH, thậm chí tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội gia tăng.
Từ năm 1986 đến nay, do có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo. Đảng đã chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa giao lưu và tham gia hội nhập, toàn cầu hoá với quan điểm phát huy nhân tố con người, phát huy mọi nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp hài hoà cả ba lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Chủ trương đó đã được thể hiện trong chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện cho mọi đối tượng, đơn vị, cộng đồng có thể làm giàu chính đáng; Nhà nước tôn trọng phát huy tính tích cực của từng cá nhân, coi trọng sức mạnh tập thể, đồng thời tính đến các yêu cầu rộng lớn của xã hội.
Chính sách xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, đầu tư cho vùng sâu vùng xa, giảm sự phân hoá giàu nghèo; chính sách đền ơn đáp nghĩa với người có công với nước (thương binh, gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng...); chính sách xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá... đã đi vào cuộc sống, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kết hợp hài hoà các lợi ích.
Song, trong thực tiễn lại xuất hiện những khuynh hướng quá đề cao lợi ích cá nhân hoặc chỉ coi trọng lợi ích tập thể nhỏ, nhất là đối với lớp trẻ và những đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, làm kinh tế. Còn có hiện tượng nhân danh tập thể, nhân danh lợi ích tập thể nhưng thực ra chỉ vì cá nhân, vì lợi ích của một nhóm người cụ thể nào đó hay "nhân danh xã hội", vì cái chung, vì nhân dân, nhưng thực ra chỉ vì "tập thể nhỏ", vì lợi ích cục bộ của đơn vị, địa phương.
Các vụ án tham nhũng, tham ô, hối lộ trong những năm vừa qua là biểu hiện của sự vi phạm mối quan hệ lợi ích, là ví dụ điển hình của xu thế chạy theo và tuyệt đối hoá quan hệ. Vì lợi ích cá nhân mà người ta sẵn sàng làm điều phi pháp bất chấp cả đạo lý và pháp luật. Như vậy, thực hiện "kết hợp hài hoà lợi ích" của cá nhân, tập thể và xã hội trên cơ sở đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và mục tiêu hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong đó, Đảng ta đặc biệt chú trọng lợi ích kinh tế, giải quyết thoả đáng các yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của người dân, gắn lợi ích với trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ công dân, tăng cường sự đồng thuận xã hội, xây dựng quan hệ hợp tác, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai; tôn trọng những ý kiến khác nhau nhưng không trái với lợi ích chung của dân tộc, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa trên nền tảng của liên minh công – nông - trí vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã trở thành động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.
Thực tiễn "kết hợp các lợi ích" những năm vừa qua đã tạo ra một "cơ chế" tích cực, trở thành động lực thúc đẩy các chủ thể hoạt động hiệu quả, năng động, sáng tạo, mang lại những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Nguyễn Thanh Tâm Google Search Box