( Công tác dân vận www.c10mt.com ) Trình bày vị trí tầm quan trọng của công tác Dân vận đối với tổ chức cơ sở Đảng?. Hãy nêu lên khái niệm về công tác dân vận. Hệ thống chính trị và vai trò của nhân dân. Tầm quan trọng của công tác dân vận, cũng như các quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận.
Tầm quan trọng của công tác dân vận với tổ chức cơ sở Đảng
*** Bài viết liên quan khác : Vận dụng thực hiện quan điểm trên vào thực tiễn công tác dân vậnI. Khái niệm Dân vận
Để dành thắng lợi, theo C.Mác và Ph.Ăngghen phải có 2 điều kiện: Một là, giai cấp công nhân phải xây dựng một chính đảng độc lập của mình. Hai là, phải tuyên truyền, thuyết phục làm cho quần chúng hiểu và tham gia một cách tự giác vào cuộc đấu tranh thì cách mạng thành công.
- V.I.Lênin khẳng định: Một là, Chúng ta cần những đảng viên có liên hệ thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng. Hai là, muốn phục vụ quần chúng và đại biểu cho lợi ích của họ, thì đội tiên phong phải tiến hành toàn bộ hoạt động trong quần chúng.
Trong tác phẩm "Dân vận" đăng trên tờ Sự thật, ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Ðoàn thể đã giao cho". Như vậy, "dân vận", hiểu theo nghĩa giản dị nhất - chính là công tác tuyên truyền và vận động nhân dân.
Đảng cộng sản Việt Nam: Công tác dân vận là toàn bộ các hoạt động của Đảng đối với quần chúng, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo cho lợi ích thiết thực của nhân dân, huy động tối đa lực lượng toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
II. Công tác dân vận
Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua Nhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hệ thống chính trị: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta xét về cơ cấu bao gồm: Đảng CSVN, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội hoạt động theo một cơ chế nhất định dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, quản lý của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân và các tổ chức chính trị-xã hội tham gia quyền lực chính trị, nhằm xây dựng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
III. Vai trò của nhân dân
Đây là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ chí Minh về vai trò, vị trí của nhân dân. Xuất phát từ việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin; kế thừa và phát triển những tinh hoa của triết học phương Đông lẫn phương Tây cũng như những tư tưởng tiến bộ của ông cha ta về nhân dân. Ngay từ xa xưa, Ông cha ta đã quan niệm: "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" (Nguyễn Trãi). Vì vậy, dân là gốc (chứ không phải lấy dân làm gốc) và quan niệm rằng: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước" (Trần quốc Tuấn).
Tức là phải chăm lo cho dân, dân có giàu thì nước mới mạnh, nước mạnh thì mới giữ được nước… Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Tức là phải chăm lo cho dân, dân có giàu thì nước mới mạnh, nước mạnh thì mới giữ được nước… Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những quan điểm rất độc đáo:
Thứ nhất, Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là "Tối thượng". "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Hoặc là Bác nêu: "Ở trong xã hội, muốn thành công phải có 3 điều kiện: Thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hoà. Nhân hoà là thế nào? Nhân hoà là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết".
Thứ hai, Dân là gốc của cách mạng. "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên". Hoặc là: "Nước lấy dân làm gốc... Gốc có vững, cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.
Thứ ba, Dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Theo Hồ Chí Minh, giải quyết vấn đề dân chủ là đi vào những cái rất cụ thể, đó là mối quan hệ giữa lợi ích và nghĩa vụ, lợi ích phải được ràng buộc về trách nhiệm:
+ Dân chủ phải được hiểu là quyền con người, quyền được mưu cầu hạnh phúc như nhau. Bác nhấn mạnh: Lãnh đạo một nước mà để cho dân mình lạc hậu, bị thiệt thòi trong hưởng hạnh phúc con người cũng là mất dân chủ. "Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân".
+ Bác cũng viết: "Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng cùng ở nơi dân". Nhưng người cũng nhấn mạnh: "Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân".
+ "Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn". Muốn vận động được dân thì điều cơ bản đầu tiên là phải dân chủ, tức là phải làm cho dân biết làm chủ, hiểu được quyền và nghĩa vụ của người làm chủ, đó là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn.
Từ việc xác định vai trò vị trí của nhân dân như vậy, Bác khẳng định tầm quan trọng của công tác dân vận với một luận đề có tính chân lý: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công". Tầm quan trọng của công tác dân vận: Thứ nhất, là nhiệm vụ mang tính chiến lược, xuyên suốt các thời kỳ cách mạng của Đảng CSVN; Thứ hai là một nhiệm vụ cấp bách; Thứ ba, xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết; Thứ tư, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
IV. Quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận
Tư tưởng coi công tác dân vận có ý nghĩa chiến lược đã được Đảng ta khẳng định từ lâu. Đến Đại hội VI của Đảng đã tổng kết một số bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam là lấy "dân làm gốc" và yêu cầu thực hiện có nền nếp khẩu hiệu: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ tám BCHTW Khoá VI, đã ra Nghị quyết 8B về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, nêu lên 4 quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác quần chúng của Đảng:
- Một là, Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.
- Hai là, Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân.
- Ba là, các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng.
- Bốn là, Công tác dân vận là công tác vận động và tổ chức nhân dân chỉ có thể thành công nếu trước hết bảo vệ và đáp ứng được trên thực tế lợi ích thiết thân của người dân, từ đó kết hợp hài hòa các lợi ích, gắn chặt nghĩa vụ và quyền lợi công dân. Đồng thời phải uốn nắn những lệch lạc trong dân chỉ thấy quyền lợi mà quên nghĩa vụ, chỉ thấy lợi ích cá nhân và gia đình mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng. Điều cần quan tâm là, dân chủ cũng là một loại lợi ích. Do vậy, cùng với việc chăm lo lợi ích thiết thực cho dân về đời sống, phải hết sức coi trọng vấn đề dân chủ.
Bác Hồ đã nêu cao tinh thần dân vận và khẳng định rằng:
"Dân vận không phải là việc của riêng một hai người, một hai ban, ngành, đó phải là công việc của cả hệ thống chính trị", của "tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức đều phải phụ trách dân vận".
- Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng để nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua Nhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy và luôn đánh giá cao vai trò, sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng "lấy dân làm gốc" được Chủ Tịch Hồ Chí Minh kế thừa, nâng lên tầm cao mới, với những nội dung mới: "Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân…", "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân"; "dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"; " nước lấy dân làm gốc….gốc có vững cây mới bền…".
Đảng ta khẳng định: lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng ta, có ý nghĩa chiến lược trong mọi thời kỳ cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Công tác DV của đảng ta trong giai đoạn hiện nay là cực kỳ quan trọng. Đảng ta khẳng định công tác DV là công tác quyết định cho thành công trong quá trình quá độ lên XHCN. DV là đường lối chiến lược, nhiệm vụ chiến lược, là phương pháp CM của Đảng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi tìm lực trong nhân dân để thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn CM. DV là lĩnh vực hoạt động rộng lớn liên quan đến mọi người, mọi lĩnh vực hoạt động khác trong đời sống VH.
Trong thời kỳ mới, trước những thời cơ và thách thức, đòi hỏi công tác vận động nhân dân phải có sự phát triển mới. Đại hội XI đã yêu cầu: "Triển khai thực hiện tốt Quy chế dân vận trong hệ thống chính trị; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác vân động nhân dân".
Công tác dân vận là một nhiệm vụ chiến lược. Hiện nay còn là một nhiệm vụ cấp bách: do tác động của nền kinh tế thị trường, do tác động của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Thực chất của công tác dân vận là thực hành dân chủ và chăm lo lợi ích của nhân dân. Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Góp phần xây dựng mối quan hệ mật thiết, giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng.
Công tác dân vận của Đảng nhằm đạt được mục tiêu của cách mạng Việt Nam là: Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và sự củng cố, tăng cường mối quan hệ máu, thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thực hiện công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, chiến sĩ, lực lượng vũ trang.
Công tác dân vận là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, là một đặc trưng chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Xác định đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận, từ khi ra đời đến nay Đảng ta luôn quan tâm đến công tác dân vận, luôn xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và xem đây là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nó có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Đảng, của đất nước.
Nguyen Thanh Tam Google Search Box